Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất? Hồ sơ cấp giấy phép gồm những giấy tờ nào?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm những gì?
- Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
Tải về Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: Tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất? Hồ sơ cấp giấy phép gồm những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
- Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
...
2. Thủ tục cấp giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy theo quy định trên thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như sau:
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (điểm c khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu như sau:
- Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
- Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?