Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Trường hợp nào thì được cấp lại giấy báo tử?
- Trường hợp nào thì được cấp lại giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh?
- Giấy tờ nào được dùng để chứng minh nội dung nhầm lẫn để cấp lại Giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền cấp lại giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc về ai?
Trường hợp nào thì được cấp lại giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định các trường hợp cấp lại giấy báo tử như sua:
Trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy báo tử:
Người thân thích của người tử vong làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BYT, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy báo tử lần đầu cho người tử vong.
Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy báo tử có nhầm lẫn để hủy; đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bệnh án đang lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy báo tử được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy báo tử cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp mất, rách, nát Giấy báo tử:
Người thân thích của người tử vong phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BYT gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp Giấy báo tử lần đầu.
Trong thời hạn tối đa là 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy báo tử bị rách, nát; kiểm tra thông tin trong đơn và đối chiếu với bản Giấy báo tử lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp. Giấy báo tử được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy báo tử cũ và đóng dấu “Cấp lại”.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử được quy định như thế nào? Trường hợp nào thì được cấp lại giấy báo tử?
Giấy tờ nào được dùng để chứng minh nội dung nhầm lẫn để cấp lại Giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn để cấp lại Giấy báo tử như sau:
Đối với trường hợp nhầm lẫn về họ, chữ đệm, tên người tử vong, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, số định danh cá nhân của người tử vong thì gửi kèm bản phô tô một trong các giấy tờ chứng minh sự nhầm lẫn sau đây:
Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân thể hiện nội dung nhầm lẫn do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú)
Đồng thời mang theo bản chính các giấy tờ chứng minh sự nhầm lẫn để đối chiếu.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử: tại đây nhé
Hướng dẫn điền đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử như sau:
(1) Ghi rõ tên cơ quan cấp lại Giấy báo tử.
(2) Ghi rõ họ tên người thân thích của người đã tử vong (người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời)
(3) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(4) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(5) Ghi theo Thông tin của Giấy báo tử được cấp lần đầu tiên mà bị nhầm lẫn hoặc mất/rách/nát
(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô có nhầm lẫn hoặc mất/rách/nát.
Thẩm quyền cấp lại giấy báo tử tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định như sau:
Thẩm quyền ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử
Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 2 Thông tư này có thẩm quyền ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử. Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có thể Ủy quyền bằng văn bản cho người khác ký Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong và cấp, cấp lại Giấy báo tử. Người ủy quyền và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền và văn bản do mình ký.
Như vây, Thủ trưởng, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 2 Thông tư 24/2020/TT-BYT có thẩm quyền ký cấp lại Giấy báo tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?