Mẫu Đơn đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay ra sao?
- Mẫu Đơn đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay ra sao?
- Hồ sơ đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài ra sao? Thời hạn giải quyết là bao lâu?
Mẫu Đơn đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay ra sao?
Hiện nay, Mẫu Đơn đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài được xây dựng theo Mẫu B45 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Tải Mẫu Đơn đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài Tại đây.
Mẫu Đơn đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay ra sao?
Hồ sơ đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 53 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam như sau:
Gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài
1. Trước khi gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, mục đích, thời điểm gia nhập; tên, hiến chương, tôn chỉ, mục đích hoạt động, trụ sở chính của tổ chức tôn giáo nước ngoài;
b) Văn bản chấp thuận hoặc văn bản mời gia nhập của tổ chức tôn giáo nước ngoài.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Khi chấm dứt tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chấm dứt.
Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên tổ chức tôn giáo nước ngoài đã gia nhập, lý do chấm dứt, thời điểm bắt đầu chấm dứt.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 53 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 nêu trên, hồ sơ thực hiện thủ tục đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài;
- Văn bản chấp thuận hoặc văn bản mời gia nhập của tổ chức tôn giáo nước ngoài.
Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài ra sao? Thời hạn giải quyết là bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018. Thủ tục đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài được thực hiện theo trình tự như sau:
- Bước 1: Trước khi gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ,trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3:
+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.
+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Về thời hạn giải quyết thủ tục, căn cứ khoản 3 Điều 53 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài
...
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, thời hạn giải quyết thủ tục đề nghị cho tổ chức tôn giáo Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài được xác định là 60 ngày kể từ ngày Ban Tôn giáo Chính phủ nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?