Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất mới nhất 2023? Tải mẫu đơn đề nghị ở đâu?
- Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất mới nhất 2023? Tải mẫu đơn đề nghị ở đâu?
- Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất như thế nào?
- Trường hợp nào không cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất?
- Việc bảo đảm an toàn thông tin quy hoạch sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất mới nhất 2023? Tải mẫu đơn đề nghị ở đâu?
Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất là mẫu đơn yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai (Mẫu số 01/PYC) ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.
Dưới đây là Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất mới nhất 2023:
Tải Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất mới nhất 2023 tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất mới nhất 2023? Tải mẫu đơn đề nghị ở đâu? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về trình tự, thủ tục cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất như sau:
Bước 1: Nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
- Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
- Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.
Bước 3: Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu.
Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:
- Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
- Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
Trường hợp nào không cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 34/2014/BTNMT quy định như sau:
Những trường hợp không cung cấp dữ liệu
1. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
2. Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
3. Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì có các trường hợp không cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
- Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Việc bảo đảm an toàn thông tin quy hoạch sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 34/2014/BTNMT quy định về việc bảo đảm an toàn thông tin quy hoạch sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Cơ quan quản lý hệ thống thông tin đất đai phải có các biện pháp quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo các quy định sau:
+ Bảo đảm tính sẵn sàng, ổn định và hoạt động hiệu quả của các thiết bị lưu trữ thông tin như ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa từ và các phương tiện điện tử khác;
+ Số liệu cần đảm bảo an toàn theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ cơ sở dữ liệu, tránh các hiện tượng cố tình làm hỏng cấu trúc và nội dung dữ liệu;
+ Bảo đảm an toàn thông tin, chống truy cập trái phép và chống thất thoát thông tin từ hệ thống thông tin đất đai bằng hệ thống tường lửa, phần mềm chống vi rút.
- Hệ thống thông tin đất đai phải có hệ thống dự phòng để bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục trong điều kiện có sự cố về thiên tai, hỏa hoạn và các sự cố khác. Việc xây dựng hệ thống dự phòng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
- Cơ sở dữ liệu đất đai phải được sao lưu vào các thiết bị lưu trữ dữ liệu để lưu theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm nhằm phòng tránh trường hợp sai hỏng, mất dữ liệu trong quá trình quản lý, sử dụng.
Dữ liệu sao lưu hàng tuần phải được lưu giữ tối thiểu trong 03 tháng; sao lưu hàng tháng phải được lưu giữ tối thiểu trong 01 năm; sao lưu hàng năm phải được lưu giữ vĩnh viễn và dữ liệu sao lưu được lưu trữ ít nhất tại hai địa điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?