Mẫu đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy mới nhất 2023? Đối tượng nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?
Mẫu đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy mới nhất 2023?
Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy hiện nay sử dụng mẫu số PC06 tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Tải về Mẫu đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy
Đối tượng nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC, gồm:
- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
- Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Mẫu đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy mới nhất 2023 ở đâu? (Hình ảnh từ Internet)
Thẩm duyệt kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong một số trường hợp đặc biệt được C07 hướng dẫn ra sao?
Căn cứ tại Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 do Cục cảnh sát PCCC và CNCH (C07) ban hành thì xác định đối tượng thẩm duyệt đối với một số trường hợp như sau:
(1) Đối với công trình nhà hỗn hợp (có từ 02 công năng trở lên)
- Nhà ở kết hợp kinh doanh
Trường hợp phần kinh doanh của nhà có quy mô thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
- Nhà không có công năng ở
Trường hợp công trình cao dưới 7 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3, việc xác định đối tượng thẩm duyệt dựa trên quy mô (số tầng, khối tích) của từng công năng, đối chiếu với quy định cho công năng đó tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trường hợp thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì phải đối chiếu, thẩm duyệt cho toàn bộ công trình.
(2) Đối với nhà thương mại liên kế (shophouse), biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng
Đối với các nhà thương mại liên kế; biệt thự, villa kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng trong cùng một dự án được bố trí theo từng khối nhà (hoặc dãy nhà) và được ngăn cháy độc lập bằng tường ngăn cháy hoặc bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC, có kết cấu và giải pháp thoát nạn độc lập đối với từng nhà thì xác định quy mô để thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo từng nhà thuộc dãy nhà đó mà không tính tổng khối tích của cả dãy nhà, khu nhà.
Khi các nhà này có chung tầng hầm thì căn cứ quy mô, tính chất sử dụng của tầng hầm nếu thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt cho phần hầm, trong đó lưu ý giải pháp ngăn cháy độc lập giữa tầng hầm và các nhà xây dựng trên mặt đất, thoát nạn của tầng hầm đi qua các thang riêng.
(3) Trường hợp khi xét đối tượng thẩm duyệt theo tên dự án không thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP nhưng trong dự án có các công trình, hạng mục công trình mà quy mô, tính chất sử dụng thuộc đối tượng thẩm duyệt thì phải thực hiện thẩm duyệt cho các công trình, hạng mục công trình đó.
Ví dụ: Công trình tôn giáo (đền, chùa...) hoặc sân gôn không được quy định trong Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP nhưng trong khuôn viên xây dựng các hạng mục như nhà hàng, khách sạn... thì căn cứ quy mô của nhà hàng, khách sạn đó để xác định đối tượng thẩm duyệt.
(4) Hệ thống điện mặt trời mái nhà
- Công trình thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà thì phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Việc xác định chủ đầu tư đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo hướng dẫn tại mục 6 phần này.
- Hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình không thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì không yêu cầu phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
(5) Trạm sạc xe điện
Trạm sạc xe điện không phải là đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC quy định trong phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên, khi đặt trạm sạc xe điện trong một số loại hình công trình thì việc xác định đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định như sau:
- Đối với trạm sạc xe điện đặt tại gara xe độc lập; tại gara xe trong nhà của các công trình; trong khuôn viên cửa hàng xăng dầu thì yêu cầu thực hiện thẩm duyệt với các đối tượng là các gara xe, công trình, cửa hàng xăng dầu quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?