Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm hát karaoke gây ồn ào trong dịp Tết Âm lịch 2023 được quy định như thế nào?
Hàng xóm hát karaoke làm ồn thì có thể khiếu nại ở đâu?
Căn cứ tại Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn trên, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về:
- Ủy ban nhân dân cấp xã
- Công an xã.
Do đó, khi hàng xóm hát karaoke ồn ào trong dịp Tết Âm lịch, người dân có thể báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an xã nơi gần nhất để khiếu nại và được giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm hát karaoke gây ồn ào trong dịp Tết Âm lịch 2023 được quy định như thế nào?
Hàng xóm hát karaoke trong khung giờ cho phép nhưng gây tiếng ồn lớn thì có báo chính quyền được không?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, quy định Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn như sau:
Theo đó, tùy vào từng khung giờ sẽ có quy định giới hạn tiếng ồn cho phép. Như vậy, nếu hát karaoke trong khung giờ cho phép nhưng vượt quá quy định giới hạn tiếng ồn cho phép của khung giờ đó thì vẫn là vi phạm pháp luật.
Mức xử phạt về tội hát karaoke vượt quá giới hạn tiếng ồn cho phép được căn cứ theo Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định tiếng ồn, cụ thể:
Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, người hát karaoke có thể bị phạt tiền lên đến mức cao nhất là 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
Mức phạt này áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài mức phạt tiền, người hát karaoke không đúng giờ quy định gây ồn còn bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn cũng như buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và các chi phí trưng cầu giám định phân tích tiếng ồn.
Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm hát karaoke làm ồn dịp Tết Âm lịch?
Căn cứ theo quy định tại mẫu số 01 Phụ lục ban kèm Nghị định 124/2020/NĐ-CP mẫu đơn khiếu nại được quy định như sau:
Tải đơn khiếu nại hàng xóm hát karaoke làm ồn dịp Tết Âm lịch: Tại đây
Căn cứ theo mẫu số 01 Phụ lục ban kèm Nghị định 124/2020/NĐ-CP, mẫu đơn khiếu nại hàng hát karaoke làm ồn dịp Tết Âm lịch gồm có các ghi chú sau:
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
+ Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
+ Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
- Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
- Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
- Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
- Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?