Mẫu đơn tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn tại đâu?
- Mẫu đơn tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn tại đâu?
- Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân là gì?
- Các trường hợp pháp nhân đương nhiên mất tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những trường hợp nào?
Mẫu đơn tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn tại đâu?
Ngày 29/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 24/2023/TT-NHNN sửa đổi các Thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng.
Tại Điều 2 Thông tư 24/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Thay thế Phụ lục số 01, Phụ lục số 02, Phụ lục số 03, Phụ lục số 04 Thông tư số 01/2023/TT-NHNN bằng Phụ lục số 03, Phụ lục số 04, Phụ lục số 05, Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-NHNN.
Thông tư 24/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/03/2024.
Như vậy, từ ngày 01/03/2024, mẫu đơn tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân được quy định như sau:
Tải mẫu đơn tại đây.
Mẫu đơn tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn tại đâu?
Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân là gì?
Tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN có quy định về điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Điều kiện để trở thành thành viên
...
3. Đối với pháp nhân:
a) Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B và Phụ lục số 03 Thông tư này, tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.
5. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân như sau:
- Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
Mỗi đối tượng chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.
Các trường hợp pháp nhân đương nhiên mất tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN về chấm dứt tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách: Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này; thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản hoặc không có người đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này để cử làm đại diện; thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân và được Đại hội thành viên thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân
Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN nêu trên thì pháp nhân bị xem là đương nhiên mất tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân trong những trường hợp sau:
- Pháp nhân bị giải thể;
- Pháp nhân bị phá sản;
- Không có người đủ điều kiện theo quy định;
Thông tư 24/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?