Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024? Chế độ nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025 khi sắp xếp bộ máy?
Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024?
Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị trong đó có nội dung quy định về chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 khi sắp xếp bộ máy tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Trong đó, mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024 là vấn đề được chú ý nhiều tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP. Tuy nhiên, mẫu này lại không được quy định cụ thể tại Nghị định này.
Trước đó, Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ thành phố Cần Thơ cũng đã có đề nghị Sở Nội vụ Cần Thơ hướng dẫn chế độ, chính sách của Trung ương ban hành và của thành phố (nếu có) cũng như hướng dẫn quy trình, đơn, thủ tục để công chức, viên chức ở các sở trong diện sáp nhập yên tâm nộp đơn nghỉ hưu trước tuổi.
Do đó, nếu đề nghị được chấp nhận thì quy trình, đơn, thủ tục để công chức, viên chức ở các sở trong diện sáp nhập yên tâm nộp đơn nghỉ hưu trước tuổi sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể.
Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024 tham khảo như sau:
tải về Mẫu 1
tải về Mẫu 2
Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024? Chế độ nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025 khi sắp xếp bộ máy? (Hình từ Internet)
Chế độ nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025 khi sắp xếp bộ máy?
Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:
(i) Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền:
Trường hợp 1: Có tuổi đời từ đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng:
01 tháng tiền lương hiện hưởng x số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu. |
Trường hợp 2: Có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng:
0,9 tháng tiền lương hiện hưởng x với 60 tháng. |
(ii) Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp tại (i). Tức:
Trường hợp 1:
(01 tháng tiền lương hiện hưởng x số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu) x 0,5 |
Trường hợp 2:
(0,9 tháng tiền lương hiện hưởng x với 60 tháng) x 0,5 |
Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:
Trường hợp 1: có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
5 x tháng tiền lương hiện hưởng x số năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu |
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5 x tháng tiền lương hiện hưởng |
Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp 2: có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
4 x tháng tiền lương hiện hưởng x số năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu |
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5 x tháng tiền lương hiện hưởng |
Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp 3: có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5 x tháng tiền lương hiện hưởng |
Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp 4: có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì được hưởng:
Chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. |
Trường hợp 5: có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì được hưởng:
Chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. |
Chú ý:
Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hưu trước tuổi tại thuộc đối tượng khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Nghị định 98/2023/NĐ-CP mà còn thiếu thời gian công tác giữ chức vụ lãnh đạo tại thời điểm nghỉ hưu để được khen thưởng quá trình cống hiến thì được tính thời gian nghỉ hưu sớm tương ứng với thời gian còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời gian bổ nhiệm của chức vụ hiện đảm nhiệm để xét khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Nghị định 98/2023/NĐ-CP. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng xét khen thưởng quá trình cống hiến thì được cấp có thẩm quyền xem xét các hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích đạt được.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng xét khen thưởng quá trình cống hiến thì được cấp có thẩm quyền xem xét các hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích đạt được.
Xem thêm:
+ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP TẢI VỀ.
+ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP TẢI VỀ.
Nguyên tắc thực hiện chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nêu rõ việc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức , bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo nghị định 175 như thế nào? Đánh giá dự án đầu tư xây dựng?
- Chỉ dẫn kỹ thuật lập riêng với công trình xây dựng nào? Chỉ dẫn kỹ thuật là nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Dịp Tết Nguyên đán, phạm nhân được gặp thân nhân tối đa mấy giờ trong một lần gặp theo quy định?