Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty mới nhất hiện nay? Tải file word mẫu đơn xin nghỉ phép công ty ở đâu?
Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ phép công ty như thế nào?
Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ phép công ty mới nhất hiện nay:
Tải file word mẫu đơn xin nghỉ phép công ty mới nhất hiện nay.
Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ phép công ty như sau: [1] Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động xin nghỉ phép năm đang làm việc. [2] Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động xin nghỉ phép năm đang làm việc. [3] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động xin nghỉ phép năm. [4] Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động xin nghỉ phép năm. [5] Ghi số điện thoại liên hệ của người lao động xin nghỉ phép năm. [6] Ghi thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động xin nghỉ phép năm (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm). [7] Ghi tên của Công ty. [8] Ghi thời gian người lao động muốn xin nghỉ phép. [9] Ghi cụ thể số ngày người lao động xin nghỉ phép. [10] Ghi lý do nghỉ phép (như là: Chăm sóc con ốm đau, đi du lịch, đi làm giấy tờ tùy thân,…). [11] Ghi đầy đủ họ và tên của người nhận bàn giao công việc. Lưu ý: Trường hợp vì đặc thù công việc (như cần bảo mật thông tin) nên không thể bàn giao cho người khác thì ghi rõ “Vì tính chất đặc thù của công việc nên không bàn giao”. [12] Ghi thông tin vị trí làm việc hiện tại của người nhận bàn giao công việc (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm). [13] Điền tên của Công ty. [14] Ghi tên của người nhận bàn giao công việc. [15] Ghi cụ thể người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin nghỉ phép năm của Công ty. |
Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty mới nhất hiện nay? Tải file word mẫu đơn xin nghỉ phép công ty ở đâu? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Chú ý:
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Theo đó, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
(1) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
(2) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(3) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Chú ý:
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?