Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình ở đâu?
Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình ở đâu?
San lấp mặt bằng là quá trình san phẳng nền đất mặt bằng quy hoạch hoặc công trình xây dựng từ địa hình tự nhiên có độ cao thấp khác nhau. Dễ hiểu hơn, san lấp mặt bằng là việc đào những chỗ đất cao sau đó vận chuyển và đắp đất vào những khu vực có độ cao thấp hơn. Mục đích là để làm cho địa hình trở nên bằng phẳng hoặc có độ dốc phù hợp với yêu cầu thi công của công trình.
Để đảm bảo hiệu quả trong việc san lấp mặt bằng, chủ đơn càn phải lập đơn xin phép san lấp mặt bằng và gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã tại địa phương có bất động sản. Nội dung trong đơn xin phép san lấp mặt bằng bao gồm các công việc như sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, ...
Theo đó, Dưới đây là 2 mẫu san lấp mặt bằng cho hộ gia đình:
Mẫu số 01: Tại đây.
Mẫu số 02: Tại đây.
Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình ở đâu? (Hình từ internet)
Điều kiện san lấp mặt bằng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 170 Luật Đất đai 2013, quy định như sau:
Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Theo đó, để được tiến hành san lấp mặt bằng thì trước tiên người sử dụng đất phải chứng minh được quyền sử dụng đất của mình. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Tuân thủ thực hiện các biện pháp bảo vệ đất
- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
Ngoài ra, để đủ điều kiện san lấp mặt bằng hợp pháp thì người sử dụng đất cũng cần lưu ý tới những chính sách, quy định thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Nếu tự ý thực hiện san lấp trên mảng đất không được phép cải tạo có thể bị coi là hủy hoại đất do hành vi làm biến dạng địa hình và suy giảm chất lượng của mảnh đất, gây xáo trộn, ô nhiễm đất, làm giảm hoặc là làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được cơ quan quản lý xác định từ đầu.
Cá nhân san lấp mặt bằng không xin phép bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy hoại đất
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân san lấp mặt bằng không xin phép làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
Ngoài bị phạt tiền như trên, thì cá nhân san lấp mặt bằng không xin phép làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm như sau:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?