Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ? Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông năm 2022 thế nào?
Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông?
Căn cứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 64/2016/NĐ-CP quy định về mẫu giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
Như vậy, mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông được quy định như trên.
Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ? Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông năm 2022 thế nào?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP) quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông
1. Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (sau đây gọi là thẩm tra viên) phải có chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.
2. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông, ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đảm nhận chức danh Chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 03 công trình đường bộ;
b) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 07 năm;
c) Có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành giao thông đường bộ về công trình đường bộ, vận tải đường bộ và có thời gian ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ; trong đó, đã tham gia xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình đường bộ trở lên.
3. Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;
b) Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.”."
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP)
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
...
Bổ sung Điều 12a sau Điều 12 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP)
2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của khoản 2 Điều 1
a) Sửa đổi Điều 12a như sau:
“Điều 12a. Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Về cơ sở vật chất
a) Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: Màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa;
b)Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.
3. Về đội ngũ giảng viên
a) Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;
b) Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định này.”
Như vậy, điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông được quy định như trên.
Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông như sau:
"Điều 13. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông
1. Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
a) Thẩm định an toàn giao thông bắt buộc thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
b) Ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư lựa chọn thẩm định an toàn giao thông ở một trong các giai đoạn sau:
- Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
- Trước khi đưa đường vào khai thác.
2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác phải thực hiện thẩm định an toàn giao thông khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Công trình đường bộ đã được nâng cấp, cải tạo nếu xảy ra số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến so với trước khi nâng cấp, cải tạo;
b) Lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% so với lưu lượng xe thiết kế của kỳ tính toán;
c) Tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác."
Như vậy, các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?