Mẫu giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh mới nhất 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT ra sao?
Mẫu giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh mới nhất 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ mẫu giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Ghi chú:
Kích thước chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận : A4 - khổ dọc
(*) Ghi theo đơn vị chủ quản
(**)Ghi tên hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục, ghi rõ: tên khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn đã tham dự; hoặc tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ; luận văn, luận án đã hướng dẫn, bài báo khoa học đã được công bố; giáo trình, tài liệu chuyên môn đã xuất bản; khoá, lớp đã tham gia giảng dạy…
Tải mẫu giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh: tại đây
Mẫu giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh mới nhất 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT ra sao? (Hình từ Internet)
Các bước xây dựng chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục như thế nào?
Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ các bước xây dựng chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục như sau:
- Bước 1. Xác định nhu cầu, nội dung cập nhật: Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu của người học và nội dung để xây dựng chương trình, tài liệu.
- Bước 2. Thành lập Ban soạn thảo chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thủ trưởng cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục quyết định thành lập Ban hoặc Tổ soạn thảo chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Số lượng và tiêu chuẩn thành viên Ban hoặc Tổ soạn thảo do Thủ trưởng cơ sở quyết định nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn thành viên tham gia Ban hoặc Tổ soạn thảo có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng.
- Bước 3. Tổ chức xây dựng chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Ban soạn thảo chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
- Bước 4. Thẩm định chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thủ trưởng cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục thành lập Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Hội đồng thẩm định có tối thiểu 05 thành viên gồm Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, ủy viên thư ký và các ủy viên.
Trong đó, thành viên hội đồng thẩm định không được là thành viên Ban hoặc Tổ soạn thảo chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục và có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng.
- Bước 5. Ban hành chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thủ trưởng cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục ký quyết định ban hành chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục sau khi được Hội đồng thẩm định quy định tại bước 4 đánh giá đạt yêu cầu; công bố công khai chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục trên Trang thông tin điện tử của cơ sở.
Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ như sau:
Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục quy định tại các Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Theo đó,
- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục
(01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).
- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục:
+ Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề
+ Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh
+ Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề
+ Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác
Sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?