Mẫu giấy chứng tử và mẫu trích lục khai tử mới nhất 2022? Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục làm giấy chứng tử năm 2022?
Giấy chứng tử được dùng để làm gì?
Trường hợp khi có người mất đi thì người thân của người đã mất này sẽ có nghĩa vụ tới Uỷ ban nhân dân nơi cư trú để thông báo đăng ký khai tử. Sau khi thông báo và hoàn thành các thủ tục đăng ký khai tử thì Uỷ ban nhân dân sẽ trả kết quả thủ tục đăng ký bằng tờ giấy chứng tử.
Giấy chứng tử dùng để xác nhận một người đã chết và đã hoàn toàn chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó kể từ thời điểm chứng tử. Giấy chứng tử là một trong những căn cứ pháp lý để xác định một số vấn đề cụ thể như sau:
- Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế;
- Giải quyết chế độ tử tuất;
- Xác định tài sản chung vợ chồng;
- Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng ký kết hôn với người khác…
Thế nhưng tại khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định rằng ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Theo đó, hiện nay, sau khi làm thủ tục đăng ký khai tử, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp trích lục khai tử cho người đi khai tử thay vì cấp Giấy chứng tử như trước đây.
Trích lục khai tử lấy thông tin về đăng ký khai tử của một người ở trong Sổ hộ tịch và Giấy trích lục khai tử giống như “bản sao” của Giấy chứng tử và có giá trị pháp lý tương đương Giấy chứng tử.
Mẫu giấy chứng tử và mẫu trích lục khai tử mới nhất 2022? Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục làm giấy chứng tử năm 2022?
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục làm giấy chứng tử năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định rằng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký khai tử cụ thể như sau:
- Tờ khai đăng ký khai tử;
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử như:
+ Trường hợp người chết tại cơ sở y tế thì thủ trưởng cơ sở y tế sẽ là người cấp Giấy báo tử;
+ Trường hợp người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình sẽ là người cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Những giấy tờ cần phải xuất trình bao gồm:
+ Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân;
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa hoàn thiện);
Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.
Lưu ý: Khi hồ sơ qua bưu điện thì người gửi cần phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Thủ tục làm giấy chứng tử bao gồm những bước như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ
Hồ sơ sẽ được gửi tới:
- UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam
- UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
- UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.
Bước 02: Kiểm tra hồ sơ
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy tiếp nhận, ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì người kiểm tra hồ sơ sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Khi không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Bước 03: Giải quyết khai tử
Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Mẫu giấy chứng tử và mẫu trích lục khai tử mới nhất 2022?
Tải Mẫu giấy chứng tử mới nhất năm 2022: Tại đây.
Mẫu Trích lục khai tử
Tải Mẫu Trích lục khai tử năm 2022: Tại đây.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?