Mẫu giấy ủy quyền mới nhất dành cho cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước? Cần lưu ý những gì khi viết giấy ủy quyền?

Hiện tôi đang muốn tìm mẫu giấy ủy quyền mới nhất dành cho cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Không biết bên mình có sẵn bản word không? - Chị Vân (Kiên Giang)

Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Thể thức giấy ủy quyền có những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về các loại văn bản hành chính như sau:

Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Đồng thời, xét đối tượng áp dụng Điều 2 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.

Như vậy, kết hợp từ những quy định trên thì giấy ủy quyền được sử dụng tại các cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được xem là văn bản hành chính.

Theo đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, thể thức tại một văn bản ủy quyền bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Số, ký hiệu của văn bản.

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

- Nội dung văn bản.

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

- Nơi nhận.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nội dung mà giấy ủy quyền còn có thể có các thành phần sau:

- Phụ lục.

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

Mẫu giấy ủy quyền mới nhất dành cho cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước? Cần lưu ý những gì khi viết giấy ủy quyền?

Mẫu giấy ủy quyền mới nhất dành cho cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước? Cần lưu ý những gì khi viết giấy ủy quyền? (Hình từ Internet)

Mẫu giấy ủy quyền mới nhất dành cho cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Mẫu giấy ủy quyền tại cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước mới nhất hiện nay được sử dụng theo Mẫu 1.4 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Tải Mẫu giấy ủy quyền mới nhất Tại đây.

Cần lưu ý những gì khi viết giấy ủy quyền tại cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước?

Căn cứ theo nội dung tại Mẫu 1.4 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, khi viết giấy ủy quyền tại cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, người thực hiện cần lưu ý những nội dung sau:

- Đối với tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy ủy quyền:

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành giấy ủy quyền và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành giấy ủy quyền đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy ủy quyền được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

++ Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.

++ Tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy ủy quyền và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy ủy quyền, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.

- Phần địa danh:

Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành giấy ủy quyền đóng trụ sở.

Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.

Địa danh ghi trên giấy ủy quyền của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

- Thời gian ban hành giấy ủy quyền:

Ngày, tháng, năm giấy ủy quyền được ban hành. Thời gian ban hành giấy ủy quyền phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước.

- Nội dung giấy ủy quyền:

Nội dung giấy ủy quyền được trình bày bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào 1 cm hoặc 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.

- Chữ ký người ủy quyền:

Chữ ký của người có thẩm quyền là chữ ký của người có thẩm quyền trên giấy ủy quyền giấy hoặc chữ ký số của người có thẩm quyền trên giấy ủy quyền điện tử.

Giấy ủy quyền Tải trọn bộ các quy định và Mẫu Giấy ủy quyền hiện hành:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải 2 mẫu giấy ủy quyền làm việc với cơ quan thuế mới nhất? Giấy ủy quyền làm việc với cơ quan thuế là gì?
Pháp luật
Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền theo pháp luật dân có sự giống nhau và khác nhau như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Có thể nhận tiền lương theo hình thức nào?
Pháp luật
Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền đối với trường hợp việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ quy định như thế nào?
Pháp luật
Giấy ủy quyền là gì? Tải về fiel word mẫu giấy ủy quyền cho người thân? Thời hạn đại diện được xác định theo giấy ủy quyền đúng không?
Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân file Word? Thời hạn công ty ủy quyền cho cá nhân là bao lâu?
Pháp luật
Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy ủy quyền viết tay mới nhất 2024? Cách viết Giấy ủy quyền cá nhân đúng chuẩn pháp luật?
Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền cá nhân mới nhất 2024 thông dụng? Tải mẫu giấy ủy quyền cho cá nhân file word?
Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất mới cập nhật năm 2024? Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy ủy quyền
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
21,441 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy ủy quyền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy ủy quyền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào