Mẫu giấy xác nhận công tác mới nhất năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận công tác chính xác nhất?
Thế nào là Giấy xác nhận công tác?
Giấy xác nhận công tác là một văn bản xác nhận, chứng minh thời gian người lao động tại đơn vị đi làm việc, đi công tác trong một khoảng thời gian nhất định.
Giấy xác nhận công tác được dùng với nhiều mục đích khác nhau như làm visa, vay vốn ngân hàng, chứng minh tài chính, du học,… giúp cho người lao động được hưởng các quyền lợi tương xứng với thời gian đã cống hiến cho cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
Hiện nay, có nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu cần phải có giấy xác nhận công tác để làm bằng chứng chứng minh cho kinh nghiệm của ứng viên.
Lúc này, giấy chứng nhận công tác không chỉ là giấy chứng minh thời gian công tác, làm việc mà còn là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc.
Mẫu giấy xác nhận công tác mới nhất năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận công tác chính xác nhất?
Đặc điểm của Giấy xác nhận công tác?
Giấy xác nhận công tác có 2 đặc điểm chính như sau:
Đối với nội dung của Giấy xác nhận công tác
Chỉ xác nhận thông tin cá nhân, đơn vị công tác, công việc hiện tại mà không xác nhận về lý lịch, nơi cư trú hay tiền lương, thu nhập.
Đối với tính bảo mật của Giấy xác nhận công tác
Giấy xác nhận công tác xác nhận công việc là quyền lợi chính đáng của người lao động, chính vì vậy, đại diện cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thể dễ dàng ký xác nhận cho người lao động.
Không giống như việc xác nhận thu nhập bởi nó còn liên quan đến việc bảo mật thông tin, sự cạnh tranh trong thị trường lao động.
Mẫu Giấy xác nhận công tác mới nhất năm 2024?
Mẫu 01:
Tải Mẫu Giấy xác nhận công tác 01: Tại đây.
Mẫu 02:
Tải Mẫu Giấy xác nhận công tác 02: Tại đây
Hướng dẫn viết Giấy xác nhận công tác chính xác?
(1) Phụ thuộc vào việc người lao động đã/đang làm việc cho doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức, có thể gửi tới Ban Giám đốc hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
(2) Người khai ghi cụ thể địa chỉ nơi đăng ký thường trú/tạm trú của mình: xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(3) Tương tự mục (1), có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tuy nhiên, người khai phải ghi đúng tên công ty, cơ quan, tổ chức theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
(4) Ghi đúng địa chỉ trụ sở theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
(5) Ghi số điện thoại cố định của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
(6) Ghi cụ thể phòng, ban, bộ phận làm việc của người khai.
(7) Ghi cụ thể chức danh, chức vụ của người khai: trưởng phòng, phó phòng, nhân viên, chuyên viên,…
(8) Nếu không làm việc theo một trong những hợp đồng nêu trên, người khai phải ghi rõ hình thức làm việc của mình: hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hợp đồng cộng tác viên,…
(9) Trong quá trình làm việc, trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, người lao động có thể được thuyên chuyển, điều động làm việc ở nhiều ví trí, nhiều bộ phận khác nhau. Chính vì vậy, người khai nên ghi chi tiết thời gian làm việc cho từng vị trí, bộ phận.
(10) Tùy thuộc vào mục đích của người xin xác nhận, có thể là: xác nhận kinh nghiệm làm việc, chứng minh tài chính, làm hồ sơ du học, làm visa du lịch, vay vốn ngân hàng,…
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?