Mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên mới nhất 2023? Tải mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên ở đâu?
Mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên mới nhất 2023? Tải mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên ở đâu?
Mẫu Giấy xác nhận vay vốn sinh viên là mẫu giấy xác nhận dành cho sinh viên có nhu cầu vay vốn có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo,...
Quý phụ huynh, sinh viên có thể tham khảo mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên dưới đây:
Tải mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên tại đây.
Mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên mới nhất 2023? Tải mẫu Giấy xác nhận vay vốn dành cho sinh viên ở đâu? (Hình từ internet)
Đối tượng nào được vay vốn sinh viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
a) Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
b) Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
c) Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối tượng được vay vốn sinh viên gồm có:
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
+ Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
- Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Mức vay vốn sinh viên tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức vốn cho vay:
1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Theo như nội dung quy định nêu trên thì mức vay vốn sinh viên tối đá là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007, thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên gồm có như sau:
- Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.
Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
+ Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên (sau đây viết tắt là HSSV) kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
+ Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:
++ Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
++ Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
- Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều học sinh, sinh viên cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng học sinh, sinh viên khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo học sinh, sinh viên có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?