Mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng bao gồm những nội dung nào? Trường hợp nào không cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng bao gồm những nội dung nào?
Hồ sơ năng lực được sử dụng trong nhiều ngành nghề nhưng phổ biến nhất vẫn là lĩnh vực xây dựng. Nó góp phần chứng minh năng lực của các đơn vị tham gia đấu thầu dự án xây dựng công trình. Từ đó, nâng cao tỷ lệ trúng thầu của công ty với chủ đầu tư công trình đó lên mức cao nhất.
Hồ sơ năng lực công ty xây dựng gồm những gì là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Thường thì trong một bộ hồ sơ năng lực công ty xây dựng sẽ bao gồm những thông tin như:
Trang bìa
Đây là nơi thể hiện đầy đủ logo, tên công ty xây dựng và slogan tiêu biểu của chính công ty đó. Phần trang bìa nên thiết kế thiên hướng sáng tạo, ấn tượng nhưng phải đơn giản và đủ ý.
Giới thiệu công ty
Tiếp nối phần trang bìa sẽ là phần giới thiệu quá trình hình thành và lịch sử phát triển của công ty xây dựng. Tại đây, đơn vị có thể liệt kê một số dấu mốc quan trọng để công ty đạt được thành công như hôm nay. Phần này sẽ giúp công ty xây dựng thể hiện khả năng của mình với khách hàng.
Sứ mệnh tầm nhìn của công ty xây dựng
Sau phần giới thiệu thì sẽ là sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà công ty xây dựng muốn hướng đến. Việc đặt ra mục tiêu riêng giúp các chủ đầu tư tin tưởng hơn vào năng lực công ty.
Lĩnh vực và những dịch vụ chính của công ty xây dựng
Trong profile công ty xây dựng cần có thêm thông tin về lĩnh vực hoạt động và các dịch vụ chính. Đối tác hoặc khách hàng sẽ cần biết công ty đang làm gì và có những dịch vụ nào để quyết định hợp tác.
Một số dự án nổi bật công ty xây dựng đã thực hiện
Một phần không thể thiếu trong hồ sơ năng lực của các công ty xây dựng chính là dự án nổi bật. Đơn vị cần liệt kê các dự án xây dựng đã hoàn thành và nhận được đánh giá cao từ khách hàng cũ. Đây là thông tin quan trọng giúp chủ đầu tư đánh giá về độ uy tín của công ty.
Thành tích công ty đạt được
Trong bộ hồ sơ năng lực công ty xây dựng cũng nên thêm vào các giải thưởng và thành tích đạt được. Ngoài ra, đơn vị còn có thể trích dẫn lời khen của một số khách hàng từng hợp tác để tăng độ tin cậy.
Các nhân sự nắm giữ vị trí chủ chốt của công ty xây dựng
Bộ hồ sơ năng lực của mỗi một công ty xây dựng không được thiếu phần bộ máy lãnh đạo. Trong này thể hiện chức vụ, ngành nghề và số năm kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt trong đơn vị. Thông qua đó, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi hợp tác cùng công ty xây dựng.
Thông tin về mặt pháp lý của công ty xây dựng
Thông tin pháp lý sẽ bao gồm giấy phép kinh doanh, mã số thuế và giấy tờ giao dịch của công ty xây dựng. Phần này có tác dụng tạo dựng niềm tin nơi đối tác hoặc chủ đầu tư đối với đơn vị. Đây cũng là một trong các đáp án cho câu hỏi hồ sơ năng lực công ty xây dựng gồm những gì.
Những thông tin liên hệ của đơn vị xây dựng
Ở phần này, công ty xây dựng sẽ ghi những thông tin liên quan đến địa chỉ trụ sở chính, điện thoại liên lạc. Ngoài ra, đơn vị còn có thể thêm số fax, email và địa chỉ trang web chính thức của công ty. Khách hàng hoặc đối tác sẽ rất cần những thông tin này để liên lạc với công ty xây dựng.
Mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng bao gồm những nội dung nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào tổ chức không cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP thì những trường hợp sau tổ chức không cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia các công việc sau:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định 15/2021/NĐ-CP; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
- Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
- Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
- Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình;
- Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
- Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng 2014.
Chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP thì chứng chỉ năng lực được cấp cho tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu (bao gồm trường hợp lần đầu được cấp chứng chỉ và trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động xây dựng chưa có trong chứng chỉ); điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực;
- Cấp lại khi chứng chỉ năng lực cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin;
- Gia hạn chứng chỉ năng lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?