Mẫu nhận xét môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học theo Thông tư 27 là gì? Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao?
Mẫu nhận xét môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học theo Thông tư 27 là gì?
Xem thêm:
>> Mẫu nhận xét môn Công nghệ tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất là gì?
>> Mẫu nhận xét môn tin học theo thông tư 27 năm học 2023-2024 dành cho giáo viên tham khảo ra sao?
Tham khảo mẫu nhận xét môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 theo Thông tư 27:
Em nắm chắc kiến thức về lịch sử, địa lí. Em rất yêu thích môn học, chăm phát biểu ý kiến. Em tham gia xây dựng bài học nhiệt tình, sôi nổi, nắm vững kiến thức mới. Em hiểu biết rộng và có trí nhớ bài tốt. Em tích cực tham gia hoạt động để tìm hiểu bải. Em biết cách đọc bản đồ, lược đồ chính xác. Em rất nhanh nhẹn, biết liên kết các yếu tố lịch sử. Em rất thích tìm hiểu về lịch sử của dân tộc Việt Nam. Em có ý thức học tập tốt, tích cực phát biểu ý kiến kiến xây dựng bài. Em thích khám phá địa lý về kinh tế, tự nhiên các vùng. Em biết tra cứu tài liệu và SGK để tìm hiểu bài tốt. Em ham học, có ý thức chuẩn bị bài tốt, nhớ bài lâu. Em chăm chỉ học bài và tìm hiểu bài kĩ. Em có nhiều cố gắng trong quá trình học tập nhưng còn hạn chế phát biểu. Em nắm khá tốt kiến thức về lịch sử, địa lý của Việt Nam. Em chăm học bài và biết đọc trước bài mới. Em hiểu biết khá tốt về lịch sử và địa lí của Việt Nam. |
>> Xem thêm: mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 theo điểm năm 2023-2024: Tải
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu nhận xét môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học theo Thông tư 27 là gì? Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao?
Môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT
Trong đó, đặc điểm môn học như sau:
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới.
Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...
Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học mới là gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học tuân thủ các quy định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí tích hợp nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số nội dung văn hoá, xã hội trong các kết nối về không gian và thời gian; tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn nhằm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực đặc thù của môn học và các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,... giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, phù hợp với lứa tuổi.
- Trên cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và Địa lí trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, chương trình môn Lịch sử và Địa lí chọn lọc những kiến thức cơ bản và sơ giản về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hoá của các vùng miền, đất nước Việt Nam và thế giới; các sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những dấu mốc lớn của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nội dung môn học vừa bảo đảm tính khoa học, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh.
- Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội, từ địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực và thế giới.
- Chương trình lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập tích cực như: tìm hiểu các vấn đề lịch sử và địa lí, luyện tập và thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống),...
- Chương trình được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước, tiếp cận dần với trình độ khu vực và thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?