Mẫu Phiếu đăng ký thông tin cá nhân cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp mới nhất năm 2023 có dạng ra sao?
- Mẫu Phiếu đăng ký thông tin cá nhân cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp mới nhất năm 2023 có dạng ra sao?
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân thì phải làm gì?
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp nộp phiếu đăng ký thông tin cá nhân tại đâu?
Mẫu Phiếu đăng ký thông tin cá nhân cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp mới nhất năm 2023 có dạng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023 quy định mẫu phiếu đăng ký thông tin cá nhân cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp mới nhất năm 2023 có dạng như sau:
Tải mẫu phiếu đăng ký thông tin cá nhân cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp mới nhất năm 2023: Tại đây
Mẫu Phiếu đăng ký thông tin cá nhân cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp mới nhất năm 2023 có dạng ra sao? (Hình từ Internet)
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân thì phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023 có nêu rõ như sau:
6. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp (thí sinh tự do) nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân trên Hệ thống phải thực hiện việc đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển (NVXT) từ ngày 15/6 đến ngày 20/7/2023, thí sinh:
- Tải mẫu phiếu đăng ký thông tin cá nhân (Phụ lục V) và kê khai thông tin trên phiếu;
- Nộp phiếu tại điểm tiếp nhận (theo quy định và hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh thường trú) để nhận thông tin tài khoản, mật khẩu phục vụ công tác tuyển sinh.
Theo đó, đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp (thí sinh tự do) nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân trên Hệ thống thì phải thực hiện việc đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 15/6 đến ngày 20/7/2023.
Để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh phải chuẩn bị mẫu phiếu đăng ký thông tin cá nhân và kê khai thông tin trên phiếu.
Sau đó, nộp phiếu tại điểm tiếp nhận để nhận thông tin tài khoản, mật khẩu phục vụ công tác tuyển sinh.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp nộp phiếu đăng ký thông tin cá nhân tại đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Đăng ký dự thi
1. Nơi ĐKDT:
a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc ĐKDT trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12
b) Đối tượng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 12 Quy chế này ĐKDT tại địa điểm (gọi là nơi ĐKDT) do sở GDĐT quy định. Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 60 Quy chế này.
Theo đó, thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại địa điểm do sở GDĐT quy định.
Để thuận tiện nhất thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc phòng giáo dục quận/huyện nơi mình sinh sống. Thí sinh thi lại THPT Quốc gia 2023 không nhất thiết phải về tận địa phương thường trú để thi mà có thể thi tại nơi tạm trú nếu có đăng ký tạm trú.
Đồng thời căn cứ theo Điều 60 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của trường phổ thông
1. Hoàn thành chương trình dạy học theo chỉ đạo của sở GDĐT; tổ chức ôn tập cho học sinh; hướng dẫn để học sinh được cấp Căn cước công dân chậm nhất vào cuối học kỳ I năm học lớp 12; tổ chức kiểm tra trình độ kiến thức văn hóa, xếp loại học lực cho những người tự học khi được sở GDĐT giao trách nhiệm.
2. Tiếp nhận Phiếu ĐKDT, đơn đề nghị phúc khảo; kiểm tra hồ sơ của người học ĐKDT tại trường; hoàn thiện dữ liệu ĐKDT và chuyển dữ liệu cho sở GDĐT; in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh; quản lý hồ sơ ĐKDT của thí sinh theo quy định.
3. Tổ chức cho công chức, viên chức, giáo viên và thí sinh học tập Quy chế thi, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm Điểm thi hoặc địa điểm chấm thi, phúc khảo.
4. Tiếp nhận đơn, lập danh sách thí sinh có đơn phúc khảo bài thi và chuyển đến sở GDĐT; trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh nộp Phiếu ĐKDT tại trường.
5. Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
6. Lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.
7. Đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi thành phần với điểm trung bình môn học tương ứng của năm học lớp 12 của các học sinh của trường làm căn cứ để đổi mới việc dạy và học trong nhà trường.
Theo đó, Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm phân công nhận sự thực hiện các nhiệm vụ trên trong công tác thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?