Mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh dành cho các cấp năm học 2023-2024 có dạng như thế nào? Hướng dẫn điền phiếu điều tra thông tin học sinh?
Mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh dành cho các cấp trong năm học 2023-2024 có dạng như thế nào?
Đưới đây là một số mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh dành cho các cấp trong năm học 2023-2024 có dạng như sau:
Mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh 1:
Mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh 2:
Tải mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh dành cho các cấp trong năm học 2023-2024: Tại đây
Mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh dành cho các cấp năm học 2023-2024 có dạng như thế nào? Hướng dẫn điền phiếu điều tra thông tin học sinh? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn điền phiếu điều tra thông tin học sinh dành cho các cấp trong năm học 2023-2024?
Phiếu thông tin học sinh năm 2023 - 2024 là biểu mẫu thông dụng được dùng trong mỗi dịp đầu năm học, nhằm kê khai toàn bộ thông tin cá nhân, thông tin nhân thân, tên lớp, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, dân tộc, hộ khẩu thường trú của học sinh.
Theo đó, đầu năm học các học sinh cần phải khai phiếu thông tin học sinh năm 2023-2024 để nhà trường có thể nắm bắt được các thông tin đồng thời quản lý học sinh trong trường một cách chặt chẽ nhất.
Dưới đây là hướng dẫn điền phiếu điều tra thông tin học sinh các cấp năm học 2023-2024
- Họ và tên học sinh: Viết in hoa
- Họ tên cha và mẹ kèm theo Ngày tháng năm sinh, Số điện thoại, Nghề nghiệp và đơn vị công tác
- Hoàn cảnh gia đình: Học sinh có thể ghi là “Bình thường” nếu sinh ra trong gia đình bình thường, hoặc có thể ghi rõ “Con thương binh, Hộ nghèo, Mồ côi” hay “Khó khăn”.
Tuỳ vào hoàn cảnh mà các em cần điền thông tin cho phù hợp, nếu không biết gia đình mình thuộc diện nào thì có thể hỏi cha mẹ, ông bà để biết chi tiết
- Khái quát về hoàn cảnh gia đình: có phải là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình có cần giúp đỡ hay không,... Đây là thông tin cần ghi rõ ràng và chi tiết để phía nhà trường nắm bắt hoàn cảnh của học sinh.
- Học sinh có sở thích với môn học nào: Ghi rõ tên môn học, có thể là 1 môn nhưng cũng có thể là nhiều môn học khác nhau.
- Năng khiếu: Ghi rõ năng khiếu thuộc lĩnh vực như Văn nghệ, thể thao, Tin học, Sáng tác thơ văn, ....
- Phiếu điều tra cần nộp đủ và đúng thời hạn cho giáo viên chủ nhiệm. Hạn cuối phải nộp là ngày…
- Ở danh mục chữ ký, sẽ có Xác nhận của phụ huynh và một bên là Chữ ký của học sinh. Cả học sinh và phụ huynh của mình đều phải ký xác nhận vào mẫu phiếu này.
Tuổi của học sinh các cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, tuổi của học sinh các cấp như sau:
- Tuổi của học sinh tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Tuổi của học sinh trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Tuổi của học sinh trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?