Mẫu phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024 theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP như thế nào?

Mẫu phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024 theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP như thế nào?

Mẫu Phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024 theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP như thế nào?

Căn cứ vào Phụ lục V kèm theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

Theo đó, Mẫu phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Mẫu phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

>> Mẫu phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm: Tải về

Mẫu Phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024 theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP như thế nào?

Mẫu Phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024 theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Hàng hóa nguy hiểm được phân thành mấy loại và nhóm loại?

Căn cứ khoản Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định phân loại hàng hóa nguy hiểm như sau:

Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;

+ Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

+ Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

+ Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

+ Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

+ Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

+ Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

- Loại 2. Khí;

+ Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

+ Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

+ Nhóm 2.3: Khí độc hại.

- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;

- Loại 4;

+ Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

+ Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

+ Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

- Loại 5;

+ Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.

+ Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

- Loại 6;

+ Nhóm 6.1: Chất độc.

+ Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

- Loại 7: Chất phóng xạ;

- Loại 8: Chất ăn mòn;

- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Như vậy, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 loại trong đó loại 1 có 6 nhóm, loại 2 có 3 nhóm, loại 4 có 3 nhóm, loại 5 có 2 nhóm, loại 6 có 2 nhóm.

Điều kiện của phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ra sao?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Như vậy, từ ngày 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:

(*) Đối với Người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

- Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:

+ Người điều khiển phải đảm bảo có đủ kỹ năng và được huấn luyện về an toàn hàng hóa nguy hiểm, có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện theo quy định.

- Điều kiện đối với người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ:

+ Phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

(*) Đối với Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

- Phương tiện phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết bị chuyên dùng theo quy định của pháp luật và Bộ quản lý chuyên ngành.

- Phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm đầy đủ và ở vị trí dễ quan sát.

Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.

- Sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm, phương tiện phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm.

Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Hàng hóa nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nguy hiểm là gì? Biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm được dán ở đâu trên bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nội dung gì?
Pháp luật
Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch thì sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng?
Pháp luật
Quy định về Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Pháp luật
Từ ngày 15/5/2024 những đối tượng nào phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm? Tiêu chuẩn đối với người huấn luyện ra sao?
Pháp luật
Yêu cầu đối với người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện thủy nội địa từ ngày 15/5/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Hàng hóa nguy hiểm được phân thành mấy loại và nhóm loại từ ngày 15/5/2024? Điều kiện của người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường bộ ra sao?
Pháp luật
Điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa nguy hiểm
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,532 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào