Mẫu Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ra sao?
- Mẫu Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ra sao?
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản trong thời hạn bao lâu?
- Thủ tục tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự như thế nào?
Mẫu Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ra sao?
Căn cứ Thông tư 04/2023/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
Mẫu Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản của Cục Thi hành án dân sự mới nhất là Mẫu số A18-THADS tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP.
Mẫu Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản mới nhất theo Thông tư 04/2023/TT-BTP được áp dụng từ ngày 01/10/2023.
> Tải Mẫu Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản mới nhất Tại đây.
Mẫu Quyết định về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ra sao?
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 125 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Tiêu huỷ vật chứng, tài sản
1. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay.
2. Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi cần thiết.
3. Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.
Như vậy, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định thi hành án.
Thủ tục tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019:
Thủ tục tiêu hủy vật chứng
1. Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường
1.1. Bước 1. Các bước chuẩn bị
Hội đồng tiêu hủy vật chứng vận chuyển vật chứng cần tiêu hủy đến địa điểm tiêu hủy.
1.2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng tổ chức tiêu hủy vật chứng theo kế hoạch và hình thức đã được phê duyệt;
- Lập biên bản tiêu hủy vật chứng;
- Thanh toán chế độ cho các thành viên tham gia tiêu hủy vật chứng; thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia, tổ chức tiêu hủy hoặc hợp đồng thuê máy móc, phương tiện và bảo vệ (nếu có).
1.3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền, các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy.
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng lưu 01 bộ, gồm: Biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền;
- Kế toán ngân sách lưu 01 bộ gồm các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy vật chứng;
- Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho lưu biên bản tiêu hủy vật chứng.
2. Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng đặc thù
Ngoài các bước thực hiện như vật chứng thông thường, quá trình tiêu hủy vật chứng đặc thù Hội đồng tiêu hủy vật chứng cần căn cứ vào từng loại vật chứng cụ thể để phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tiêu hủy theo quy định chuyên ngành của cơ quan đó. Cụ thể:
- Đối với vật chứng tiêu hủy là: Vũ khí, công cụ hỗ trợ, chất nổ, chất cháy, Hội đồng tiêu hủy vật chứng phối hợp với cơ quan quân sự cấp tỉnh tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đối với vật chứng tiêu hủy là: Chất độc, chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần thì tùy từng loại cụ thể, Hội đồng tiêu hủy vật chứng phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc ngành y tế, quốc phòng, công an, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đối với vật chứng tiêu hủy là: Chất phóng xạ, Hội đồng tiêu hủy vật chứng phối hợp Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đối với vật chứng tiêu hủy là: Động vật, thực vật, Hội đồng tiêu hủy vật chứng phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tiêu hủy theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Đối với vật chứng tiêu hủy là: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người, vắc xin và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế, Hội đồng tiêu hủy vật chứng phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc ngành Y tế tiêu hủy theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, thủ tục tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?