Mẫu quyết định về việc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có dạng như thế nào?
Mẫu quyết định về việc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 04-KT, Mẫu số 05-KT Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định mẫu quyết định về việc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục có dạng như sau:
Mẫu quyết định về việc thay đổi Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có dạng như sau:
Tải mẫu quyết định về việc thay đổi Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục: Tại đây
Mẫu quyết định về việc bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có dạng như sau:
Tải mẫu quyết định về việc bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục: tại đây
Mẫu quyết định về việc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra Bộ giáo dục và đào tạo có dạng như thế nào?
Ai có thẩm quyền ký quyết định về việc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Chuẩn bị kiểm tra
1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra hằng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra có văn bản gửi đơn vị phối hợp (nếu có) đề nghị cử người tham gia đoàn kiểm tra.
2. Đơn vị phối hợp có văn bản cử người thanh gia đoàn kiểm tra, gửi đơn vị chủ trì kiểm tra để tổng hợp.
3. Đơn vị chủ trì kiểm tra trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Quy định này phê duyệt, ký Quyết định kiểm tra (Mẫu số 03-KT). Trong trường hợp cần thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, người ra Quyết định kiểm tra ký quyết định thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra (Mẫu số 04-KT, Mẫu số 05-KT).
4. Căn cứ Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng Kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra Quyết định kiểm tra hoặc người được giao phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra (Mẫu số 06-KT) và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm đúng quy định.
5. Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo được thực hiện như sau:
a) Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì, chỉ đạo các thành viên xây dựng văn bản kèm theo đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo;
b) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra (trừ kiểm tra đột xuất), Trưởng đoàn kiểm tra ký, gửi văn bản kèm theo Quyết định kiểm tra, đề cương yêu cầu báo cáo cho đối tượng kiểm tra. Văn bản gửi đối tượng kiểm tra ghi rõ địa điểm, thời gian, thành phần, nội dung làm việc của đối tượng kiểm tra và đoàn kiểm tra; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo đề cương.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau
Thẩm quyền ra Quyết định kiểm tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra, ký Thông báo kết quả kiểm tra
Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng giao ký ban hành Quyết định kiểm tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra, ký Thông báo kết quả kiểm tra.
Theo như quy định trên, trong trường hợp cần thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, người ra Quyết định kiểm tra ký quyết định thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra.
Người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra ký quyết định thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra là Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng giao ký.
Thành phần tham gia Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Thành phần tham gia kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra. Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp, liên quan đến nội dung kiểm tra của nhiều đơn vị, phạm vi kiểm tra rộng, có thể bố trí Phó trưởng đoàn kiểm tra.
2. Thành viên đoàn kiểm tra là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu, nội dung kiểm tra. Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo mời người tham gia đoàn kiểm tra là công chức, viên chức, giảng viên cơ hữu, người lao động của đơn vị khác.
3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia đoàn kiểm tra:
a) Có bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em ruột là đối tượng kiểm tra;
b) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thành phần tham gia Đoàn kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.
Thành viên đoàn kiểm tra là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu, nội dung kiểm tra. Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo mời người tham gia đoàn kiểm tra là công chức, viên chức, giảng viên cơ hữu, người lao động của đơn vị khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?