Mẫu quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước hiện nay là mẫu nào?
- Thành phần hồ sơ xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước như thế nào?
Mẫu quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước hiện nay là mẫu nào?
Mẫu quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước hiện nay là mẫu số 01-QĐXL ban hành kèm theo Nghị định 29/2018/NĐ-CP Tải về
Mẫu quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước hiện nay là mẫu nào? (Hình từ internet)
Thành phần hồ sơ xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước gồm những gì?
Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ như sau:
- Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản chính.
- Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.
- Hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp chuyển giao dưới hình thức tặng cho và theo quy định của pháp luật phải lập thành hợp đồng: 01 bản sao.
- Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu có): 01 bản sao.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có tài sản chuyển giao lập đề nghị chuyển giao quyền Sở hữu về tài sản cho nhà nước gửi cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản chuyển giao.
- Bước 2. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản chuyển giao căn cứ các quy định pháp luật hiện hành và pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản chịu trách nhiệm xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao.
+ Trường hợp xác định việc tiếp nhận tài sản chuyển giao là phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận tài sản, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) gửi tới Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ) theo quy định của Nhà nước, hoặc qua dịch vụ bưu chính; hoặc nộp trên cổng dịch vụ công của tỉnh, để trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản (tiếp tục Bước 3).
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết Phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp xác định việc chuyển giao không phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan, đơn vị được đề nghị tiếp nhận phải từ chối tiếp nhận tài sản.
- Bước 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tải sản.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 29/2018/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm bảo quản tài sản quy định như sau:
- Cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu tài sản theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan trình người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tài sản tịch thu.
- Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định này chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017. Việc bảo quản tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?