Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 21 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông như sau:
Các biểu mẫu sử dụng trong công tác điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
...
3. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:
...
b) Biên bản vụ việc (Mẫu số 02/TNĐB);
Theo đó, Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông như sau:
.................................. .................................. Số:............/BB-VV- … | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN VỤ VIỆC
Hồi...........giờ...........phút, ngày...........tháng............năm...........
Tại:...................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông/bà:...................Cấp bậc................, chức vụ:.......
thuộc Cơ quan:..........................................................................
2. Ông/bà:........................Cấp bậc...................., chức vụ:..........
thuộc Cơ quan:........................................................................
Có sự chứng kiến của Ông/Bà (nếu có):....................................
Sinh ngày:......./......../........Quốc tịch:............Nghề nghiệp:..........
Số căn cước hoặc hộ chiếu:.......................Ngày cấp:...................
Nơi cấp:........................................................................
Địa chỉ (thường trú, tạm trú, hoặc nơi ở hiện tại):..................Số điện thoại:.....................
Tiến hành lập biên bản vụ việc đối với:
1. Cá nhân (ông, bà)/Tổ chức (Tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật):
...................................................................
Sinh ngày:......../......./...............Quốc tịch:...........................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động hoặc Mã số doanh nghiệp:..............
Địa chỉ (thường trú, tạm trú, hoặc nơi ở hiện tại):.................
Số căn cước hoặc hộ chiếu/GCĐK hoặc GP thành lập số: ...........
Ngày cấp:............................Nơi cấp:.......................................
Số điện thoại:............................... Là: .............................
2. Cá nhân (ông, bà)/Tổ chức (Tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật):
...........................................................................................................
Sinh ngày:......../......./...............Quốc tịch:........................
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động hoặc Mã số doanh nghiệp:.................
Địa chỉ (thường trú, tạm trú, hoặc nơi ở hiện tại):.........................
Số căn cước hoặc hộ chiếu/GCĐK hoặc GP thành lập số: ...............
Ngày cấp:.............................Nơi cấp:....................................
Số điện thoại:............................ Là:.................................
(Đối với vụ việc có nhiều người liên quan thông tin ghi tương tự như trên).
....................................................................................................
...................................................................................................
Xem tiếp...
Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông |
*Lưu ý: Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông áp dụng từ ngày 1/1/2025!
Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao? (Hình ảnh Internet)
Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ CSGT có trách nhiệm làm rõ những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ những điều sau:
- Có hay không có dấu hiệu tội phạm;
- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ;
- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
- Trong quá trình điều tra, xác minh có thể đề xuất trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
Xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ từ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như sau:
(1) Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường bộ thì xử lý như sau:
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để xác minh có xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ hay không; trường hợp có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông đường bộ để chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia, phối hợp cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại do vụ tai nạn giao thông đường bộ gây ra;
Bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường, phân luồng điều tiết giao thông, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc, đồng thời cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông khác những mối nguy hiểm khi lưu thông qua khu vực hiện trường. Thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ biết hoặc yêu cầu phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định;
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ để xử lý tin báo theo quy định, đồng thời thông báo cho trực ban Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, nếu vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Phòng Cảnh sát giao thông để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư 72/2024/TT-BCA.
(2) Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường bộ thì xử lý như sau:
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 72/2024/TT-BCA;
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ để xử lý tin báo; đồng thời thông báo cho trực ban Cục Cảnh sát giao thông, nếu vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Cục Cảnh sát giao thông để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư 72/2024/TT-BCA.
(3) Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Công an cấp huyện nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường bộ thì xử lý như sau:
- Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến, địa bàn được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để kiểm tra, xác minh tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ, nếu có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định;
- Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh hoặc thuộc địa bàn của Công an cấp huyện khác thì thông báo cho trực ban đơn vị được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến hoặc địa bàn xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ biết để thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo thẩm quyền và phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định.
(4) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có tình tiết phức tạp; làm chết từ 03 người trở lên; gây ùn tắc giao thông kéo dài liên tuyến, liên địa bàn, liên tỉnh; gây thảm họa hoặc cần thiết phải có sự phối hợp cứu nạn, cứu hộ, điều tiết, giải quyết ùn tắc giao thông của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cơ quan, đơn vị nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xử lý như sau:
- Vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến do Cục Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải thông báo Giám đốc Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông phối hợp giải quyết;
- Vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh phải báo cáo ngay Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua Phòng Tham mưu) và báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để chỉ đạo giải quyết; đồng thời thông báo ngay cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ để phối hợp giải quyết;
- Vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Công an cấp huyện phải báo cáo ngay Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua Phòng Tham mưu và Phòng Cảnh sát giao thông công an cấp tỉnh) và báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để chỉ đạo giải quyết.
(5) Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Giám đốc Công an cấp tỉnh có liên quan để thống nhất chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và các đơn vị có liên quan giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định tại (4).
(6) Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định tại (4) hoặc vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người, phương tiện nước ngoài; liên quan đến cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải báo cáo vụ việc theo quy định tại Thông tư 66/2022/TT-BCA ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ báo cáo trong Công an nhân dân.
(7) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có người điều khiển phương tiện bỏ chạy thì cán bộ Cảnh sát giao thông nhận tin báo phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để triển khai các biện pháp công tác, tổ chức truy tìm người, phương tiện bỏ chạy đồng thời thông báo cho Cảnh sát giao thông các đơn vị, địa phương trên tuyến, địa bàn được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tổ chức truy tìm người, phương tiện bỏ chạy.
(8) Trường hợp cán bộ Cảnh sát giao thông khi đến nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ nhưng các bên liên quan đã rời khỏi hiện trường (không còn hiện trường, không có thông tin về người và phương tiện có liên quan) thì phải lập Biên bản vụ việc theo Mẫu số 02/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA.
Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?