Mẫu Sơ yếu lý lịch tiếng Anh mới nhất 2024 cho người đi làm? Cần lưu ý gì để viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn?
Mẫu Sơ yếu lý lịch tiếng Anh mới nhất 2024 cho người đi làm?
Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ bắt buộc và quan trọng đối với người thực hiện hồ sơ xin việc.
Theo đó, sơ yếu lý lịch là tờ khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, tiểu sử… của bản thân đối với nhà tuyển dụng.
Tùy theo nhu cầu của nhà tuyển dụng, ứng viên có thể thực hiện sơ yếu lý lịch tiếng Việt, sơ yếu lý lịch tiếng Anh hoặc sơ yếu lý lịch ở ngôn ngữ khác phù hợp với vị trí công việc.
Dưới đây là một vài mẫu tham khảo Sơ yếu lý lịch tiếng Anh:
> Mẫu Sơ yếu lý lịch tiếng Anh
> Mẫu Sơ yếu lý lịch tiếng Anh song ngữ
Mẫu Sơ yếu lý lịch tiếng Anh mới nhất 2024 cho người đi làm? Cần lưu ý gì để viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn? (Hình từ Internet)
Cần lưu ý gì để viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn?
Sơ yếu lý lịch sẽ được nhà tuyển dụng xem đầu tiên khi cầm hồ sơ xin việc. Vì vậy dựa trên sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng có thể bước đầu đánh giá tính cách của ứng viên: có cẩn thận hay không, có trình bày khoa học không, có gọn gàng không... Vì thế, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.
Dù là sơ yếu lý lịch bằng tiếng Việt hay sơ yếu lý lịch tiếng Anh, ứng viên cần lưu ý viết sơ yếu lý lịch như sau:
- Mục họ và tên: Nên viết in hòa toàn bộ họ tên đúng như trong giấy khai sinh và căn cước công dân. Cần phải viết rõ ràng, nhất là đối với những tên có các dấu thanh, người viết cần ghi to, rõ các dấu thanh này để tránh sai xót trong quá trình người nhận sơ yếu lý lịch xác nhận thông tin.
- Mục giới tính: Cần ghi giới tính đúng với giới tính đã ghi trong giấy khai sinh.
- Mục nguyên quán: Nguyên quán là nơi sống của ông bà nội, ba (bố, cha) của người khai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt người khai có thể ghi theo quê quán của mẹ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ. Nguyên quán cần phải phù hợp và đúng với nguyên quán của cá nhân trên thẻ căn cước.
- Mục tôn giáo: Nếu có thì viết tôn giáo mình đang theo. Nếu không thì viết "Không".
- Mục trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa được hiểu là trình độ giáo dục phổ thông, dùng để chỉ cấp độ học tập theo các cấp độ học phổ thông. Người khai cần ghi rõ thông tin “12/12 chính quy” hay “12/12 bổ túc văn hóa”, trình độ học vấn được hiểu là khái niệm chỉ mức độ của việc học mà một người đã đạt tới, bao gồm nhiều cấp bậc như tiểu học, trung học, đại học. Trình độ học vấn sẽ bao gồm 2 yếu tố đó là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa được hiểu như phần giải thích ở trên, trình độ chuyên môn nói lên năng lực của một người chuyên về lĩnh vực nào đó có thể được chia làm nhiều cấp bậc như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,… .
- Mục khen thưởng/ kỷ luật: Cần viết rõ ràng nội dung được khen thưởng và kỉ luật.
- Mục thành phần gia đình: Ghi rõ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi sinh sống của các thành viên trong gia đình.
- Mục cam kết và ký tên: Người lập sơ yếu cần phải ký và ghi rõ họ và tên để cam kết về những nội dung bên trên mình ghi là đúng.
- Mục xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu: cần phải có chữ ký hoặc con dấu của đại diện cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký thường trú.
Người lao động có những quyền và nghĩa vụ gì theo Bộ luật Lao động 2019?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được xác định như sau:
(1) Quyền
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?