Mẫu Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất? Tem kiểm định phương tiện PCCC mẫu A dùng để dán lên các loại phương tiện nào?
Mẫu Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất hiện là mẫu nào?
Mẫu Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư 149/2020/TT-BCA. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Tải Mẫu Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Tại đây.
Mẫu Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất? Tem kiểm định phương tiện PCCC mẫu A dùng để dán lên các loại phương tiện nào? (Hình từ Internet)
Tem kiểm định phương tiện PCCC mẫu A dùng để dán lên các loại phương tiện nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Tem kiểm định được dán trên các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
a) Tem mẫu A dùng để dán lên các loại phương tiện: Xe chữa cháy; xe cứu nạn, cứu hộ; xe thang chữa cháy; xe trạm bơm; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe hút khói; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy; máy bơm chữa cháy; dụng cụ (téc, phuy, bình, can) chứa chất chữa cháy nêu tại mục 4 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;
b) Tem mẫu B dùng để dán lên các loại phương tiện: Vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối, trụ nước chữa cháy;
c) Tem mẫu C dùng để dán lên các loại phương tiện: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy; tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy, nút ấn xả chất chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố;
d) Tem mẫu D dùng để dán lên các loại phương tiện: Van báo động, van tràn ngập, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy của hệ thống chữa cháy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy;
đ) Tem mẫu E dùng để dán lên các loại phương tiện: Bình chữa cháy các loại; chai chứa khí chữa cháy;
e) Tem mẫu G dùng để dán lên các đầu phun chất chữa cháy các loại.
2. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in, phát hành, quản lý tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy theo quy định trên tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy mẫu A dùng để dán lên các loại phương tiện sau:
- Xe chữa cháy.
- Xe cứu nạn, cứu hộ.
- Xe thang chữa cháy.
- Xe trạm bơm.
- Xe cung cấp chất khí chữa cháy.
- Xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy.
- Xe hút khói.
- Tàu, xuồng, ca nô chữa cháy.
- Máy bơm chữa cháy.
- Dụng cụ (téc, phuy, bình, can) chứa chất chữa cháy nêu tại mục 4 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Nội dung kiểm định phương tiện PCCC gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an.
2. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
3. Nội dung kiểm định:
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
4. Phương thức kiểm định:
a) Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;
b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25).
...
Như vậy theo quy định trên nội dung kiểm định phương tiện PCCC gồm có:
- Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?