Mẫu tranh vẽ Chiếc ô tô mơ ước 2024 chọn lọc? Mẫu tranh vẽ chiếc ô tô mơ ước đẹp nhất 2024? Vẽ chiếc ô tô mơ ước dễ nhất?
Mẫu tranh vẽ Chiếc ô tô mơ ước 2024 chọn lọc? Mẫu tranh vẽ chiếc ô tô mơ ước đẹp nhất 2024? Vẽ chiếc ô tô mơ ước dễ nhất?
>> Xem thêm: Mẫu tranh vẽ ô tô mơ ước đơn giản trên giấy A3 2024
>> Xem thêm: Hướng dẫn tham gia thi Cuộc thi vẽ tranh Toyota 2024 Chiếc ô tô mơ ước
>> Xem thêm: Mẫu thông điệp vẽ Chiếc ô tô mơ ước 2024 ý nghĩa
Mẫu tranh vẽ Chiếc ô tô mơ ước 2024 chọn lọc (Mẫu tranh vẽ chiếc ô tô mơ ước đẹp nhất 2024) và Mẫu tranh vẽ chiếc ô tô mơ ước dễ nhất như sau:
MẪU 1
MẪU 2
MẪU 3
MẪU 4
MẪU 5
MẪU 6
MẪU 7
MẪU 8
MẪU 9
MẪU 10
MẪU 11
MẪU 12
MẪU 13
MẪU 14
MẪU 15
Mẫu tranh vẽ Chiếc ô tô mơ ước 2024 chọn lọc (Mẫu tranh vẽ chiếc ô tô mơ ước đẹp nhất 2024) và Mẫu tranh vẽ chiếc ô tô mơ ước dễ nhất mang tính chất tham khảo.
Mẫu tranh vẽ Chiếc ô tô mơ ước 2024 chọn lọc? Mẫu tranh vẽ chiếc ô tô mơ ước đẹp nhất 2024? Vẽ chiếc ô tô mơ ước dễ nhất? (Hình từ Internet)
Thể lệ cuộc thi Chiếc ô tô mơ ước 2024 thế nào?
Theo Thông báo từ Ban tổ chức Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng - Công ty ô tô Toyota Việt Nam thì Thể lệ cuộc thi Chiếc ô tô mơ ước 2024 như sau:
(1) CHỦ ĐỀ: Chiếc ô tô mơ ước
(2) MỤC ĐÍCH:
Tạo ra một sân chơi bổ ích và lý thú cho các em nhỏ, giúp các em khơi dậy niềm đam mê, trí tưởng tượng sáng tạo, độc đáo về một chiếc xe ô tô mơ ước trong tương lai
(3) ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Trẻ em Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống trên toàn quốc, gồm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm 1: Dưới 8 tuổi
+ Nhóm 2: Từ 8 đến 11 tuổi
+ Nhóm 3: Từ 12 đến 15 tuổi
(4) THỜI GIAN TỔ CHỨC
+ Phát động cuộc thi: Từ ngày 12/09/2024 đến hết ngày 22/11/2024
+ Nhận bài dự thi: Từ ngày 8/11/2024 đến hết ngày 22/11/2024 (căn cứ theo dấu bưu điện) v Thông báo kết quả và trao giải: Dự kiến trong tháng 1/2025
(5) THỂ LỆ CUỘC THI
* Quy định về hình thức: Mỗi thí sinh gửi tham dự tối đa 02 bức tranh được thể hiện theo một trong hai hình thức sau:
- Tác phẩm vẽ tay: Trên khổ giấy A3, không giới hạn về vật liệu vẽ và màu sắc, nguyên vật liệu như: chì màu, sáp màu, màu bột, màu nước....
- Tác phẩm đồ họa:
* Vẽ trên các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh (Thi sinh có thể sử dụng phần mềm đồ họa để vẽ tác phẩm nhưng không được sử dụng các phần mềm, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Chat GPT, Stable diffusion...), tất cả các chi tiết đều phải do chính thị sinh vē)
* Kích thước tệp: Từ IMB đến 5MB với khoảng 300dpi cho mỗi tác phẩm nghệ thuật
* Định dạng tệp: JPG, PNG
* Thí sinh hoàn thành bản vẽ cần in tác phẩm đồ họa và gửi lại cho Ban tổ chức bản in của tác phẩm
* Tác phẩm thể hiện rõ 3 yếu tố: Thông điệp; sự độc đáo, sáng tạo và yếu tố nghệ thuật. Trong đó thông điệp và sự độc đáo, sáng tạo là yếu tố được ưu tiên:
Thông điệp: Tác phẩm truyền tải ước mơ hoặc ý tưởng của thí sinh về một phương tiện di chuyển trong tương lai hay một phương tiện di chuyển giúp biến ước mơ của các em thành hiện thực. Mơ ước hay ý tưởng thể hiện trong tác phẩm không quá xa rời thực tế và có tính nhân văn. Tác phẩm được đánh giá cao khi có thể khơi gợi được sự đồng cảm, thấu hiểu và cảm xúc cho người xem.
Sự độc đáo, sáng tạo: Tác phẩm thể hiện sự ngây thơ, trong sáng, sáng tạo, mới lạ, độc đáo và không có sự can thiệp của người lớn vào nét vẽ và ý tưởng.
Yếu tố nghệ thuật: Tác phẩm hài hòa về bố cục, màu sắc và cách thể hiện
* Bức tranh phải do chính học sinh thể hiện, không được vẽ theo nhóm, không sao chép các tranh đã từng tham dự hoặc đạt giải tại các cuộc thi khác....
* Bức tranh không được sử dụng hình ảnh các nhân vật đã được đăng ký nhãn hiệu như Disney, Pokémon logo hay tên của các thương hiệu khác, ảnh chụp, hình ảnh miễn phí, sản phẩm mua sẵn (hình dán sticker, giấy gói, báo...).
* Không chấp nhận các bức tranh giống với các bức tranh của Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế Toyota "Chiếc ô tô mơ ước" trước đây, các bức tranh nổi tiếng, tranh được tạo ra bởi các nghệ sĩ khác, các bức tranh được sử dụng để dự thi tại cuộc thi khác, bức tranh mô tả những chiếc xe được sản xuất bởi các công ty khác ngoài TOYOTA, bức tranh bao gồm các nhân vật đã đăng ký nhãn hiệu, logo công ty và các mặt hàng cụ thể.
* Bức tranh thể hiện rõ chủ đề của cuộc thi.
* Nội dung thông điệp rõ ràng ngắn gọn và súc tích (3 – 4 câu) cần được ghi rõ vào phía mặt sau của tác phẩm dự thi.
* Mỗi thí sinh gửi tranh dự thi (theo đường bưu điện) về cho Ban tổ chức theo 1 trong 2 địa chỉ sau:
1) Hệ thống Đại lý Toyota trên toàn quốc Ô tô
2) Văn phòng Ban tổ chức cuộc thi: Phòng Thương hiệu và Truyền thông - Công ty Toyota Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, tầng 8, sảnh Đông, tòa nhà Lotte Center Hà Nội, số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
* Ngoài phong bì dự thi, thí sinh ghi đầy đủ thông tin: Tên trường học, tên tỉnh/thành phố, điện thoại liên hệ (Học sinh cùng 1 trường học có thể gửi chung phong 01 bì dự thi).
* Phía sau tác phẩm dự thi, thí sinh ghi rõ ràng và đầy đủ các thông tin sau:
Lưu ý: Bất kỳ bài thi nào không tuân thủ các thể lệ đã nêu trên đều là bài thi không hợp lệ và sẽ không được tham gia vào các vòng chấm tranh.
Quyền và nhiệm vụ của học sinh hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 34, 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?