Mẫu văn bản đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam mới nhất 2024 theo Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15?
Mẫu văn bản đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam mới nhất 2024 theo Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15?
Căn cứ theo quy định mới nhất tại Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 thì mẫu văn bản đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam mới nhất 2024 thực hiện thống nhất theo mẫu số 03 phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15.
Tải về Mẫu văn bản đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam.
Mẫu văn bản đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam mới nhất 2024 theo Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15?
Thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 thì thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam như sau:
- Ban Công tác đại biểu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:
+ Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
+ Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và nguyên Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:
+ Lãnh đạo Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
+ Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang công tác tại cơ quan mình;
+ Công dân Việt Nam quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài.
- Văn phòng Quốc hội đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Văn phòng Quốc hội.
- Viện Nghiên cứu lập pháp đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp.
- Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:
+ Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15;
+ Công chức, người lao động thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
+ Công dân Việt Nam quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15
- Ban Công tác đại biểu tiếp nhận đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 bằng bản giấy (bản chính) và các tệp tin điện tử (file word và file pdf) qua hộp thư điện tử của Ban Công tác đại biểu trước ngày 01 tháng 12 hằng năm, trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Ban Công tác đại biểu.
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội. Tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Theo quy định mới nhất tại Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam” thì những đối tượng sau khi đáp ứng những điều kiện nhất định sẽ được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam:
(1) Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(2) Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(3) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và nguyên Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(4) Đại biểu Quốc hội.
(5) Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(6) Công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(7) Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại các trường hợp (1) - (6)
(8) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?