Mẫu văn bản đề nghị xử lý tài sản công 18/TSC-XLTS mới theo Nghị định 114 áp dụng từ 30/10/2024 ra sao?
Mẫu văn bản đề nghị xử lý tài sản công 18/TSC-XLTS mới theo Nghị định 114 áp dụng từ 30/10/2024 ra sao?
Mẫu văn bản đề nghị xử lý tài sản công mới là mẫu 18/TSC-XLTS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 114/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu văn bản đề nghị xử lý tài sản công 18/TSC-XLTS mới theo Nghị định 114
Mẫu văn bản đề nghị xử lý tài sản công 18/TSC-XLTS mới theo Nghị định 114 áp dụng từ 30/10/2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Có những hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:
Hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Tiêu hủy.
7. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sẽ có 08 hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước như quy định nêu trên.
Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công từ 30/10/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công thực hiện như sau:
(1) Trường hợp cơ quan nhà nước tự nguyện trả lại tài sản công:
Trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017:
Bước 1:
Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP xem xét, quyết định.
- Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản cho Nhà nước gồm:
+ Văn bản đề nghị trả lại tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
+ Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
+ Danh mục tài sản đề nghị trả lại cho Nhà nước (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
+ Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Bước 2:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quyết định thu hồi tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản không phù hợp.
- Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công gồm:
+ Tên cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi;
+ Danh mục tài sản thu hồi (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thu hồi);
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Bước 3:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi thực hiện bàn giao đầy đủ tài sản và các hồ sơ có liên quan đến tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, cụ thể như sau:
+ Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đối với tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi;
+ Bàn giao cho Sở Tài chính đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định thu hồi;
+ Bàn giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định thu hồi.
Bước 4:
- Việc khai thác, xử lý tài sản sau khi có quyết định thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
(2) Trường hợp thu hồi theo quy định điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017:
Các trường hợp thu hồi tài sản công theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 bao gồm:
- Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
- Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
- Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
- Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
- Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
- Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Bước 1:
- Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác khi phát hiện tài sản công thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ (nếu có) đến cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này để xem xét, quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật;
Bước 2:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị và hồ sơ (nếu có) do các cơ quan quy định tại Bước 1 chuyển đến, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc quản lý, sử dụng tài sản công theo kiến nghị;
Bước 3:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ra quyết định thu hồi tài sản nếu tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định. Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh, tài sản không thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định của pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có văn bản thông báo đến cơ quan đã kiến nghị được biết;
Bước 4:
- Việc bàn giao tài sản sau khi có quyết định thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Việc khai thác, xử lý tài sản sau khi có quyết định thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
(3) Trường hợp thu hồi theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017:
- Trường hợp thu hồi tài sản công theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi và xử lý, khai thác tài sản sau khi thu hồi được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
Trường hợp pháp luật liên quan không có quy định về các nội dung này thì thực hiện theo quy định tại (1), (2).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?