Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ dự thi Chiến thắng Điện Biên phủ phải đảm bảo quy định về hình thức thế nào?
Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ dự thi Chiến thắng Điện Biên phủ phải đảm bảo quy định về hình thức thế nào?
Dưới đây là một số mẫu tranh chiến thắng Điện Biên Phủ đẹp, đơn giản dành cho học sinh tham khảo:
(1) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 01
(2) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 02
(3) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 03
(4) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 04
(5) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 05
(6) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 06
(7) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 07
(8) Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ 08
Theo Mục III Quyết định 670/QĐ-BGDĐT 2024 Tải về ban hành thể lệ cuộc thi Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ hôm nay quy định rõ tác phẩm dự thi cuộc thi Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ hôm nay thì:
Hình thức tác phẩm dự thi vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ hôm nay như sau:
- Tác phẩm dự thi là tranh vẽ, được thể hiện bằng các chất liệu/màu tự chọn như: Bột màu, màu sáp, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu (không vẽ bằng chì đen);
Kích thước tranh vẽ 29,7 cm x 42,0 cm, bo viền không dưới 0,5cm (không đóng khung).
- Mặt sau tranh vẽ có đính kèm giấy A4 ghi rõ tên bức tranh, họ và tên tác giả, số điện thoại và địa chỉ liên hệ của phụ huynh hoặc người đại diện của tác giả, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt;
Kèm theo giới thiệu thông tin về bài dự thi: ý tưởng thể hiện và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải (không quá 01 trang giấy A4).
Đồng thời tại thể lệ cuộc thi Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ hôm nay cũng có nêu rõ về nội dung tác phẩm như sau:
Tác phẩm tham dự bám sát chủ đề Cuộc thi, tập trung vào một số nội dung sau:
- Tái hiện chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024);
- Ca ngợi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử của Điện Biên;
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về những đổi thay của Điện Biên hôm nay.
Mẫu vẽ tranh chiến thắng Điện Biên Phủ đẹp, đơn giản dành cho học sinh tham khảo như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi như thế nào?
Theo Mục VI Quyết định 670/QĐ-BGDĐT 2024 quy định rõ cơ cấu giải thưởng cuộc thi Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ hôm nay như sau:
Cơ cấu giải thưởng bao gồm: Giải cá nhân và Giải tập thể.
- Giải cá nhân: Số tác phẩm đoạt giải không vượt quá 50% số tác phẩm dự thi, trong đó:
+ Giải Nhất (không quá 05% tổng số bài dự thi);
+ Giải Nhì (không quá 10% tổng số bài dự thi);
+ Giải Ba (không quá 15% tổng số bài dự thi);
+ Giải Khuyến khích (không quá 20% tổng số bài dự thi).
- Giải tập thể: Ban Tổ chức trao 10 giải cho 10 Sở Giáo dục và Đào tạo có tỷ lệ học sinh tham gia làm bài thi nhiều nhất
(số lượng thí sinh dự thi/tổng số học sinh của tỉnh, thành phố).
Ngoài ra, thí sinh đạt giải còn được khen thưởng như sau:
- Giải cá nhân"
+ Giải Nhất: được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải Nhì: được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải Ba: được tăng Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải Khuyến khích: được cấp Giấy chứng nhận đạt giải Khuyến khích cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
- Giải tập thể: Mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
Tuổi của học sinh các cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cấp cấp và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, tuổi của học sinh các cấp như sau:
- Tuổi của học sinh tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Tuổi của học sinh trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Tuổi của học sinh trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Ngoài ra, học sinh được học vượt lớp học ở độ tuổi cao hơn tuổi theo quy định nêu đáp ứng các yêu cầu:
- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?