Miễn nhiệm Thanh tra viên từ 10/2/2025 trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên ra sao?
Miễn nhiệm Thanh tra viên từ 10/2/2025 trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp miễn nhiêm và các trường hợp đương nhiên miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên trong các trường hợp sau đây:
(1) Đương nhiên miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên trong các trường hợp sau đây:
- Nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển vị trí việc làm hoặc công tác khác;
- Bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân;
- Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
Như vậy, từ ngày 10/2/2025, đương nhiên miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên trong 03 trường hợp nêu trên.
(2) Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên trong các trường hợp sau đây:
- Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022;
- Có hành vi gian lận hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ ngày 10/2/2025, miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên trong 04 trường hợp nêu trên.
Miễn nhiệm Thanh tra viên từ 10/2/2025 trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên ra sao? (Hình ảnh Internet)
Trình tự, thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên như sau:
- Việc đương nhiên miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên được tính từ thời điểm các quyết định, bản án có hiệu lực thi hành;
- Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý thanh tra viên căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP, có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và có văn bản đề nghị về việc miễn nhiệm Thanh tra viên gửi về Thanh tra Bộ Công an;
- Trên cơ sở đề nghị của Công an đơn vị, địa phương, Thanh tra Bộ Công an kiểm tra hồ sơ tài liệu, dự thảo quyết định miễn nhiệm, gửi hồ sơ lấy ý kiến của Cục Tổ chức cán bộ trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định;
- Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý Thanh tra viên có trách nhiệm thông báo quyết định miễn nhiệm; thu hồi thẻ thanh tra đối với cán bộ bị miễn nhiệm và gửi về Thanh tra Bộ Công an.
Xây dựng, ban hành kế hoạch, hình thức, thời hạn thanh tra CAND ra sao?
Căn cứ Điều 20, Điều 22 và Điều 22 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về xây dựng, ban hành kế hoạch, hình thức, thời hạn thanh tra và gia hạn thời hạn thanh tra như sau:
(1) Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra
- Chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm, Công an đơn vị, địa phương gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của đơn vị mình để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra năm sau của Bộ.
- Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của Bộ Công an, Thanh tra Bộ xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an, trình Bộ trưởng chậm nhất vào ngày 30 tháng 11. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm. Kế hoạch thanh tra được gửi ngay đến đối tượng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Căn cứ kế hoạch thanh tra của Bộ Công an, Thanh tra Công an đơn vị, địa phương tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra của Công an đơn vị, địa phương mình, trình Thủ trưởng đơn vị ban hành chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm để triển khai thực hiện.
(2) Hình thức thanh tra và căn cứ ra quyết định thanh tra
- Hoạt động thanh tra Công an nhân dân được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
- Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
+ Kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an và Công an đơn vị, địa phương;
+ Yêu cầu của Thủ trưởng Công an có thẩm quyền;
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền và phạm vi quản lý của Bộ Công an;
+ Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của lực lượng Công an nhân dân;
+ Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
(3) Thời hạn thanh tra và gia hạn thời hạn thanh tra
- Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày.
Cuộc thanh tra do Thanh tra Công an tỉnh tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra theo quy định tại Điều 30 Nghị định 164/2024/NĐ-CP không tính vào thời hạn thanh tra.
- Việc gia hạn thời hạn thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Thanh tra 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tờ khai thuế TNCN chậm 1 ngày có bị phạt không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu? Nộp tờ khai thuế TNCN nơi đăng ký tạm trú được không?
- Mẫu thông báo phạt nguội theo Thông tư 73? Các bước giải quyết, xử lý phạt nguội thế nào? csgt vn tra cứu phạt nguội?
- Đề án thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm những nội dung nào? Tổ chức tín dụng nộp lệ phí cấp Giấy phép thành lập và hoạt động qua đâu?
- Sử dụng điện thoại khi đang dừng đèn đỏ có bị phạt không? Điều khiển xe máy sử dụng điện thoại bị phạt bao nhiêu?
- Năm 2025 đã có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm theo Nghị quyết 27 áp dụng đối với CBCCVC và LLVT chưa?