Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025? Sẽ có 2 phương án lựa chọn môn thi, bài thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025?
Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025?
Ngày 30/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông.
Theo đó, bài thi, môn thi vào lớp 10 năm 2025 đã chốt số lượng môn thi, bài thi là 03
Trong đó, môn thi, bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và 01 (một) môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) phương án sau:
- Phương án 1: Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở,
Lưu ý: bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 03 (ba) năm liên tiếp;
- Phương án 2: Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Lưu ý: Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi hoặc bài thi thứ ba do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.
Theo đó, ngoài hai môn cố định là Toán và Ngữ văn thì còn 1 môn thi hoặc bài thi thứ 3 vào lớp 10 được lựa chọn theo 2 phương án trên.
Như vậy, có thể thấy môn thi, bài thi thứ 3 có thể là một môn thi cũng có thể là một bài thi tổ hợp tùy theo lựa chọn.
Tuy nhiên cần lưu ý nếu chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 thì sẽ không chọn cùng 1 môn thi quá 3 năm liên tiếp.
Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025? Sẽ có 2 phương án lựa chọn môn thi, bài thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025? (Hình từ Internet)
Khi nào môn thi, bài thi thứ 3 được công bố?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Tổ chức thi tuyển
1. Môn thi, bài thi
a) Số môn thi, bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và 01 (một) môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) phương án sau:
- Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 03 (ba) năm liên tiếp;
- Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi hoặc bài thi thứ ba do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.
b) Môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Theo đó, thì môn thi thứ 3 vào lớp 10 hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Trong đó, Thời gian làm bài thi vào lớp 10 như sau:
- Môn Ngữ văn: 120 phút;
- Môn Toán: 90 phút hoặc 120 phút;
- Môn thi thứ ba: 60 phút hoặc 90 phút;
- Bài thi thứ ba: 90 phút hoặc 120 phút.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là lớp 9.
Phương thức tuyển sinh trung học phổ thông theo Quy chế mới ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Phương thức tuyển sinh trung học phổ thông
1. Hằng năm tổ chức 01 (một) lần tuyển sinh trung học phổ thông.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo 01 (một) trong 03 (ba) phương thức: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
a) Xét tuyển: căn cứ xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
b) Thi tuyển: thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển: thực hiện kết hợp theo quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
Theo đó, tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo 01 (một) trong 03 (ba) phương thức: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Trong đó:
- Xét tuyển: căn cứ xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
- Thi tuyển: thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT
- Kết hợp thi tuyển với xét tuyển: thực hiện kết hợp theo 2 quy định trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký công ty mới nhất? Tải mẫu biên bản họp?
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?