Một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2025 theo Nghị quyết 58 gồm những gì?

Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2025 gồm những gì? Câu hỏi từ anh T.P - Long An

Một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2025 theo Nghị quyết 58 gồm những gì?

Căn cứ Mục III Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ về chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2025 thuộc 2 nhóm gồm:

Nhóm 1: Nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong ngắn hạn

- Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh

- Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước

- Khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước

- Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội, ổn định việc làm cho người lao động; đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động

Nhóm 2: Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

- Thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

- Hỗ trợ tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0

- Tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới

Một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2025 theo Nghị quyết 58 gồm những gì?

Một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2025 theo Nghị quyết 58 gồm những gì? (Hình từ Internet)

Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổ chức thực hiện chính sách, giải pháp trọng tâm ra sao?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục IV Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổ chức thực hiện chính sách, giải pháp trọng tâm như sau:

- Xây dựng các chương trình, biện pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và người sử dụng lao động ở Việt Nam; khuyến khích, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xây dựng và triển khai rộng rãi các chuẩn mực đạo đức, văn hóa thượng tôn pháp luật, trách nhiệm xã hội, hài hòa lợi ích của doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nêu cao tinh thần và trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với quốc gia, dân tộc.

- Chủ động nghiên cứu, đánh giá thách thức, thời cơ, xu hướng kinh doanh, xu hướng thị trường mới của ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các yêu cầu về kinh doanh bền vững, kinh doanh xanh; kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên và ngành hàng.

- Đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình trong các quan hệ trong nước và quốc tế; làm cầu nối, vận động chính sách, duy trì đối thoại với Chính phủ và quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong nước, nước ngoài về luật và chính sách điều chỉnh hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp của trung ương và địa phương để xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa doanh nghiệp các địa phương với nhau, giữa các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp chuyển tới các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý, giải quyết; đồng thời sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, theo dõi và công khai trên Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 khi hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững là gì?

Căn cứ Mục II Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2023, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 khi hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững gồm:

- Đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 30-35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Khoảng 35-40% tổng số doanh nghiệp có hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

- 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 30.000 cơ sở kinh doanh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số.

- Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.

- 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- 80% doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo.

Hỗ trợ doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2025 theo Nghị quyết 58 gồm những gì?
Pháp luật
Chính sách quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 là gì?
Pháp luật
Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững ra sao?
Pháp luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 06/2022: Hướng dẫn hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, mặt hàng xuất khẩu để ổn định và phát triển kinh tế xã hội?
Pháp luật
Nghị quyết 58/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững đến năm 2025?
Pháp luật
Thông tư 15 về quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giai đoạn 2021 - 2030?
Pháp luật
Hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia không bị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hỗ trợ doanh nghiệp
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
105 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào