Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng chống, dịch bệnh Covid-19 năm 2022?
Quy định về sử dụng khẩu trang phòng hộ cá nhân trong phòng chống, dịch bệnh Covid-19?
Căn cứ theo Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 1341/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cách sử dụng khẩu trang phòng hộ cá nhân như sau:
Khẩu trang y tế
(a) Kỹ thuật mang khẩu trang:
- Vệ sinh tay.
- Lấy khẩu trang, một tay cầm vào một cạnh bên.
- Đặt khẩu trang lên mặt, mặt chống thấm (màu xanh hoặc màu đậm) quay ra ngoài, mặt thấm hút (màu trắng hoặc màu nhạt) quay vào trong. Một tay giữ mặt trước khẩu trang cố định trên mặt, một tay luồn một bên dây đeo qua tai sau đó làm ngược lại với bên kia.
- Dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay ấn chỉnh thanh kim loại trên mũi sao cho ôm sát sống mũi và mặt.
- Dùng hai ngón tay cầm mép dưới của khẩu trang kéo nhẹ xuống dưới, đưa vào trong để khẩu trang bám sát vào mặt dưới cằm.
(b) Kỹ thuật tháo khẩu trang:
- Vệ sinh tay
- Dùng hai tay cầm phần dây đeo từ sau hai tai, tháo khỏi tai, giữ tay cầm dây đeo đưa khẩu trang ra phía trước và bỏ vào thùng chất thải đúng quy định.
Lưu ý: Tháo khẩu trang bằng cách chỉ chạm vào dây đeo. Không chạm vào phần trước của khẩu trang.
- Vệ sinh tay.
Khẩu trang N95
(a) Kỹ thuật mang khẩu trang:
- Vệ sinh tay.
- Lấy khẩu trang, đặt khẩu trang vào lòng bàn tay, úp khẩu trang vào sống mũi, miệng, phần có miếng kim loại ở phía trên mũi, để dây đeo thả tự do dưới bàn tay.
- Kéo dây đeo trên vòng qua đầu, để giữ ở phía trên tai. Kéo dây đeo dưới vòng qua đầu, để giữ ở phía dưới tai. Lưu ý không để hai dây bắt chéo nhau ở sau đầu.
- Kiểm tra và chỉnh lại dây đeo nếu bị xoắn, vặn.
- Dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay đặt tại đỉnh sống mũi, ấn thanh kim loại sao cho vừa khít vùng mũi.
- Kiểm tra độ kín của khẩu trang:
+ Úp nhẹ hai tay vào bề mặt ngoài của khẩu trang.
+ Thử nghiệm hít vào: hít vào từ từ, nếu khẩu trang ôm kín mặt, áp lực âm làm cho khẩu trang bám sát vào khuôn mặt, khẩu trang kín sẽ hơi xẹp và không có luồng khí lọt qua. Nếu khẩu trang không ôm kín mặt, không khí sẽ qua khe hở giữa khẩu trang và mặt, cần điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm hít vào.
+ Thử nghiệm thở ra: thở ra mạnh, nếu khẩu trang ôm kín mặt, áp lực dương làm cho khẩu trang hơi phồng ra và không có luồng khí lọt vào. Nếu khẩu trang không ôm kín mặt, không khí sẽ qua khe hở giữa khẩu trang và mặt, cần điều chỉnh lại độ căng của dây đeo và làm lại thử nghiệm thở ra.
(b) Kỹ thuật tháo khẩu trang:
- Vệ sinh tay.
- Tháo dây dưới bằng cách cầm vào phần dây sau đầu và nhấc qua khỏi đầu, sau đó tháo dây trên qua khỏi đỉnh đầu, nhẹ nhàng đưa khẩu trang khỏi mặt.
Lưu ý: tránh để khẩu trang úp vào mặt và tránh tay chạm vào mặt trước khẩu trang khi tháo.
- Vệ sinh tay.
Những lưu ý khi mang và tháo khẩu trang
- Mang khẩu trang đúng chiều trên, dưới.
- Mang khẩu trang đúng mặt trong, ngoài.
- Không chạm tay vào mặt trong khẩu trang khi mang.
- Đặt khẩu trang cẩn thận để che kín miệng và mũi.
- Chỉnh gọng mũi và dây đeo để bảo đảm khẩu trang ôm sát sống mũi và khuôn mặt, không để không khí đi vào/ra qua khe hở giữa khẩu trang và mặt.
- Tay không chạm vào mặt trước khẩu trang khi loại bỏ khẩu trang.
- Sau khi loại bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã sử dụng, cần làm sạch tay bằng dung dịch VST có chứa cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước.
- Thay khẩu trang ngay khi thấy khẩu trang bị nhiễm bẩn hoặc bị ẩm/ướt, sau mỗi khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn hoặc sau mỗi ca làm việc.
- Không sử dụng lại khẩu trang đã qua sử dụng.
- Khi lấy khẩu trang mới: Kiểm tra để không có lỗi, lỗ hổng hoặc vết bẩn.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng chống, dịch bệnh Covid-19 năm 2022?
Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống Covid-19?
Căn cứ theo Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 1341/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế) quy định cách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như sau:
Mang phương tiện phòng hộ cá nhân
Trước khi mang phương tiện PHCN cần kiểm tra số lượng, loại, kích cỡ phù hợp với người mang; kiểm tra chất lượng (đúng tiêu chuẩn quy định, không rách, thủng, hết hạn,...), sau đó lần lượt tiến hành các bước:
Bước 1: Vệ sinh tay.
Bước 2: Mặc áo choàng chống dịch.
Bước 3 : Vệ sinh tay.
Bước 4: Mang khẩu trang theo tình huống (khẩu trang y tế hoặc N95).
Bước 5: Mang kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.
Bước 6 : Mang găng theo chỉ định.
Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải.
Bước 2: Vệ sinh tay.
Bước 3: Tháo dây buộc/khuy cài và tháo bỏ áo choàng, cuộn lại sao cho mặt trong của áo choàng lộn ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.
Bước 4: Vệ sinh tay.
Bước 5: Tháo tấm che mặt hoặc kính bảo hộ.
Bước 6: Vệ sinh tay.
Bước 7: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).
Bước 8: Vệ sinh tay.
Lưu ý khi tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
- Các phương tiện PHCN được tháo bỏ tại phòng đệm và cho ngay vào thùng chất thải lây nhiễm sau khi tháo bỏ. Luôn VST khi tháo bỏ từng phương tiện PHCN.
- Khu vực mặc và tháo bỏ phương tiện PHCN phải là hai khu vực riêng biệt.
- Bộ quần áo mặc trong trang phục PHCN được thay và giặt tập trung sau mỗi ca làm việc.
Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân?
- Phương tiện PHCN chỉ hiệu quả khi áp dụng cùng với những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
- Luôn có sẵn phương tiện PHCN và được bảo quản đúng quy định. Có kiểm tra số lượng hằng ngày để bảo đảm không thiếu phương tiện PHCN ngay cả trong tình huống khẩn cấp.
- Nhân viên y tế phải được đào tạo kỹ về sử dụng phương tiện PHCN trước khi làm việc. Nội dung đào tạo bao gồm cả mang và tháo bỏ phương tiện PHCN.
- Lựa chọn đúng chủng loại phương tiện PHCN theo từng tình huống công việc, kích cỡ phù hợp với người sử dụng.
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình mang và tháo bỏ phương tiện PHCN.
- Tuyệt đối không mang trang phục PHCN trong ngủ, nghỉ, sinh hoạt, ăn uống.
- Tuyệt đối không phun hóa chất khử khuẩn lên bề mặt trang phục PHCN trong bất kỳ tình huống nào và chỉ tái sử dụng phương tiện PHCN theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Không mặc bộ trang phục PHCN cho người bệnh, người nhà người bệnh trong bất kỳ tình huống nào.
- Phương tiện PHCN sau sử dụng là chất thải lây nhiễm, phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm.
- Bộ trang phục PHCN dạng liên hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch chỉ sử dụng một lần, thải bỏ ngay khi không còn làm việc hoặc đi ra khỏi khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Đối với áo choàng sử dụng lại (quy định trong mục 1.4) phải được thay ngay sau khi ra khỏi khu vực cách ly và được thu gom xử lý đúng quy định. Khu vực mang và tháo bỏ phương tiện PHCN là riêng biệt. Xử lý tập trung bộ quần áo mặc trong bộ trang phục PHCN.
Theo đó, bạn nên tham khảo Hướng dẫn ban hành theo Quyết định 1341/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế để đưa ra quy định hướng dẫn cho các sinh viên sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống dịch covid-19 một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?