Một số điều về hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được sửa đổi, bổ sung như thế nào tại Thông tư 12/2023/TT-BYT?
Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều về hỗ trợ và phát triển vùng trồng dược liệu quý như thế nào?
Ngày 06/6/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2022/TT-BYT về hỗ trợ và phát triển vùng trồng dược liệu quý như sau:
Cụ thể tại Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2022/TT-BYT như sau:
- Sửa đổi khoản 3 Điều 2 về đối tượng áp dụng.
- Điều 6 địa điểm triển khai dự án dược liệu quý:
+ Sửa đổi khoản 1 Điều 6.
+ Sửa đổi khoản 3 Điều 6.
- Sửa đổi Điều 7 về diện tích triển khai dự án dược liệu quý.
- Sửa đổi Điều 8 về đối tượng cây dược liệu quý.
- Sửa đổi Điều 12 về nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý:
+ Sửa đổi điểm d khoản 3 Điều 12.
+ Sửa đổi khoản 5 Điều 12.
- Bổ sung Điều 14 về trách nhiệm tổ chức thực hiện.
+ Bổ sung khoản 5 Điều 14.
+ Bổ sung khoản 6 Điều 14.
Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều về hỗ trợ và phát triển vùng trồng dược liệu quý như thế nào?
Quy định mới về diện tích triển khai dự án dược liệu quý là gì?
Trước đây theo quy định tại Điều 7 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định về diện tích triển khai dự án dược liệu quý như sau:
Diện tích triển khai dự án dược liệu quý
1. Tổng diện tích triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, bao gồm các khu vực: các vùng nuôi trồng dược liệu quý, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong hàng rào dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có 30 ha ứng dụng công nghệ cao.
2. Tổng diện tích triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu là 50 ha bao gồm khu vực: bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong hàng rào dự án.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi diện tích triển khai dự án dược liệu quý như sau:
- Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: các vùng nuôi trồng dược liệu, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong phạm vi, quy mô dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng công nghệ cao.
- Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu là 50 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: khu vực bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong phạm vi, quy mô dự án.”
Như vậy, theo quy định mới thì tổng diện tích các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý không nhất thiết liền thửa,ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng cao không còn gói gọn diện tích 30ha. Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao không nhất thiết liền thửa bao gồm các khu vực trong phạm vi, quy mô dự án.
Đối tượng cây dược liệu quý theo quy định mới là gì?
Căn cứ theo quy định trước đây tại Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BYT thì đối tượng cây dược liệu quý được xác định như sau:
Đối tượng cây dược liệu quý
Việc lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng yêu cầu sau:
1. Thuộc danh mục dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030.
2. Phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tại địa phương, cho năng suất, chất lượng cao.
3. Ưu tiên bảo tồn phát triển cây dược liệu tại địa phương, thuộc danh mục cây dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên theo quy định mới tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi về Đối tượng cây dược liệu quý như sau:
- Việc lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
+ Thuộc danh mục 100 cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định 3657/QĐ-BYT năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030.
+ Cây dược liệu bản địa đã được trồng thành hàng hóa tại địa phương có giá trị y tế và hiệu quả kinh tế cao và thuộc danh mục dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Thông tư 16/2022/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát.
Như vậy đối tượng cây dược liệu quý theo quy định mới gồm có: Cây thuộc danh mục 100 cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định 3657/QĐ-BYT năm 2019 và cây dược liệu bản địa đã được trồng thành hàng hóa tại địa phương có giá trị y tế và hiệu quả kinh tế cao và thuộc danh mục dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Thông tư 16/2022/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?