Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024?

Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024? - Câu hỏi của chị D.H (Hòa Bình).

Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm đối với hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, tại tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
...

Như vậy, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân.

Do đó, tổ chức có hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt lên đến 30.000.000 đồng.

Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024?

Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024? (Hình từ Internet)

Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 và khoản 4 Điều này.
...

Như vậy, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản là tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ.

Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 38/2024/NĐ-CP, bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 gồm:

++ Doanh nghiệp tư nhân

++ Công ty cổ phần

++ Công ty trách nhiệm hữu hạn

++ Công ty hợp danh

++ Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm:

++ Hợp tác xã

++ Liên hiệp hợp tác xã,

- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.

Khai thác thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam mới nhất 2024?
Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới nhất 2024?
Pháp luật
Như thế nào là khai thác thủy sản trái phép? 14 hành vi được xem là khai thác thủy sản trái phép?
Pháp luật
Hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản bị xử lý như thế nào? Quy định về mức phạt tiền với hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác không có giấy phép?
Pháp luật
Hộ gia đình khi hoạt động khai thác thủy sản có cần phải mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hay không?
Pháp luật
Khai thác thủy sản bằng tàu cá trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn bị xử phạt như nào?
Pháp luật
Sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quản lý khai thác thủy sản tại vùng khơi? Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được công bố, điều chỉnh bao lâu một lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác thủy sản
1,054 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào