Mua bán thông tin khách hàng có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi mua bán thông tin khách hàng bị xử lý như thế nào?
Mua bán thông tin khách hàng là gì?
Thông tin khách hàng được hiểu là những dữ liệu thông tin cá nhân của người tiêu dùng được tổng hợp và lưu trữ bởi các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Thông tin cơ bản nhất được lưu trữ thường là họ tên và số điện thoại. Một số ngành đặc thù sẽ thu thập thêm các thông tin chi tiết hơn về người dùng nhằm đáp ứng mục đích cung cấp dịch vụ khách hàng hay quảng cáo.
Hành vi mua bán thông tin khách hàng là việc cá nhân, tổ chức mua, bán dữ liệu khách hàng mình có được cho một bên thứ ba khác nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Mua bán thông tin khách hàng có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi mua bán thông tin khách hàng bị xử lý như thế nào?
Mua bán thông tin khách hàng có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc
Ngoài ra, Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định về thông tin cá nhân như sau:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân như sau:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Như vậy, hành vi mua bán thông tin cá nhân là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm.
Hành vi mua bán thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (tên điều này được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, điểm a khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về hành vi mua bán, sử dụng thông tin khách hàng trái pháp luật sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình hoặc giả mạo tên, địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn.
Như vậy, hành vi mua bán thông tin riêng của khách hàng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng theo quy định tại khoản 8 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 đã bãi bỏ quy định về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, tăng cường các biện pháp quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?