Mua chất ma túy để sử dụng mà không phải để bán lại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy hay không?
Thế nào là hành vi mua bán trái phép chất ma túy?
Căn cứ tiểu mục 3.3 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP (Hướng dẫn Bộ luật Hình sự 1999) có quy định như sau:
3. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194)
...
3.3. “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Tham khảo nội dung nêu trên, thì mua bán trái phép chất ma túy được hiểu là một trong các hành vi sau đây:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Mua chất ma túy để sử dùng mà không phải để bán lại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy hay không?
Mua chất ma túy để sử dụng mà không bán lại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy hay không?
Căn cứ nội dung đã phân tích tại phần trên, thì tội mua bán trái phép chất ma túy được cấu thành từ 1 trong những hành vi sau:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Trong đó, đối với hành vi mua chất ma tuý thì chỉ khi mục đích của hành vi là nhằm bán trái phép cho người khác thì chủ thể thực hiện hành vi mới có thể bị truy cứu trách nhiệm với Tội mua bán trái phép chất ma túy.
Trường hợp chỉ mua về để sử dụng thì người này có thể bị truy cứu với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy - Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), khi đủ các yếu tố cấu thành tội này.
Tội mua bán trái phép chất ma túy có khung hình phạt cao nhất là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) khung hình phạt cao nhất đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể khi mua bán trái phép chất ma túy thuộc những trường hợp sau:
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?