Mục đích thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc 2009?

Cho tôi hỏi: Mục đích thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc 2009? - Câu hỏi của chú K.D (Hải Phòng)

Mục đích thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là gì?

Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009.

Tại Điều 50 Hiệp định có nêu về việc thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc như sau:

Điều 50.
Để thực hiện Hiệp định này, hai Bên sẽ thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Ủy ban này sẽ triển khai công việc theo Điều lệ của Ủy ban nêu tại Phụ lục 18 của Hiệp định này và mỗi năm tổ chức họp toàn thể ít nhất 1 lần.

Như vậy, theo nội dung nêu trên thì mục đích thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là để thực hiện Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Mục đích thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc 2009?

Mục đích thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc 2009? (Hình từ Internet)

Chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là gì?

Căn cứ Chương II Điều lệ Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009.

Chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được xác định như sau:

- Các vấn đề sửa chữa, khôi phục, xây dựng lại tại vị trí cũ và xây dựng mốc giới tại vị trí mới.

- Xác nhận, sửa chữa, xây dựng và duy trì, bảo vệ các vật đánh dấu đường biên giới.

- Đánh giá, thẩm định và giám sát các công trình, dự án tại vùng nước biên giới.

- Thẩm định, giám sát các công trình cắt qua đường biên giới.

- Tiến hành sửa đổi hoặc bổ sung các Phụ lục 9, Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15, Phụ lục 16, Phụ lục 17 của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009.

- Giải quyết những bất đồng nảy sinh trong việc giải thích các điều khoản của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009 trong quá trình thực hiện Hiệp định.

- Nghiên cứu giải quyết các sự kiện biên giới mà Đại diện biên giới chưa giải quyết được.

- Giám sát tình hình thực hiện Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009.

- Trao đổi và giải quyết các vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc duy trì, bảo vệ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009 và quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.

Phương thức làm việc và cơ chế hội họp của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ra sao?

Căn cứ Chương III và Chương IV Điều lệ Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009.

Phương thức làm việc và cơ chế hội họp của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc như sau:

(1) Phương thức làm việc

- Ủy ban tiến hành công việc bằng phương thức họp toàn thể hoặc họp Chủ tịch. Kết quả công việc được ghi nhận trong biên bản, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, có hiệu lực như nhau; sau khi được Chủ tịch hai Bên trong Ủy ban ký sẽ bắt đầu có hiệu lực. Nếu Chủ tịch của một Bên không thể gặp mặt hoặc tham dự họp, cần ủy quyền cho một thành viên trong Ủy ban của Bên mình ký thay.

Ủy ban cần đưa ra quyết định bằng văn bản về việc xử lý các vấn đề nêu tại Chương 2 Điều lệ Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; quyết định nêu trên phải được hai Bên thực hiện.

- Ủy ban có thể tiến hành công việc thông qua trao đổi thư hoặc bằng các hình thức khác do hai Bên thỏa thuận.

(2) Cơ chế hội họp

- Các phiên họp của Ủy ban có các hình thức: Họp toàn thể, họp Chủ tịch và họp Nhóm chuyên gia.

Phiên họp toàn thể của Ủy ban diễn ra 2 lần mỗi năm, luân phiên tổ chức trong lãnh thổ hai nước. Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban cần tiến hành trong vòng 1 năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực. Thời gian, địa điểm và lịch trình phiên họp thỏa thuận qua đường ngoại giao.

Khi cần thiết, Chủ tịch của bất kỳ bên nào đều có thể đề nghị tổ chức phiên họp Chủ tịch.

Khi cần thiết, phiên họp toàn thể và phiên họp Chủ tịch có thể mời chuyên gia hai Bên tham gia. Việc tổ chức các phiên họp của Nhóm chuyên gia căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế.

- Phiên họp toàn thể, phiên họp Chủ tịch và phiên họp Nhóm chuyên gia do bên tổ chức phiên họp chủ trì.

- Ủy ban tự xác lập chương trình nghị sự. Chương trình nghị sự này có hiệu lực sau khi được thông qua tại phiên họp toàn thể.

- Ngôn ngữ làm việc của Ủy ban là tiếng Việt và tiếng Trung.

Ủy ban liên hợp biên giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục đích thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc 2009?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban liên hợp biên giới
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,536 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ủy ban liên hợp biên giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ủy ban liên hợp biên giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào