Mục đích thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học là gì? Bài học STEM được xây dựng theo quy trình nào?

Tôi có câu hỏi: Mục đích thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học là gì? Bài học STEM được xây dựng theo quy trình nào? Câu hỏi của anh Nhất đến từ Thanh Hóa.

Mục đích thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học là gì?

Căn cứ tại Mục I Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 quy định về mục đích thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học như sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường trung học; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường;

- Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.

Mục đích thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học là gì?

Mục đích thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học là gì? Bài học STEM được xây dựng theo quy trình nào? (Hình từ Internet)

Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật trong giáo dục STEM dành cho đối tượng nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 quy định như sau:

Các hình thức tổ chức giáo dục STEM
...
3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
- Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt động trải nghiệm STEM phát hiện các học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật được thực hiện dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp.
- Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày hội STEM hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị để đánh giá, biểu dương nỗ lực của giáo viên và học sinh trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề tài/dự án nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trên.

Như vậy theo quy định trên hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật trong giáo dục STEM dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Bài học STEM được xây dựng theo quy trình nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục IV Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 quy định quy trình xây dựng bài học STEM như sau:

Xây dựng và thực hiện bài học STEM
1. Quy trình xây dựng bài học STEM
a) Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị công nghệ ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học.
b) Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học.
c) Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề
Xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
d) Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bước của quy trình kĩ thuật.
- Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập. Các hoạt động học tập đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).
- Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của học sinh bên ngoài lớp học.

Như vậy theo quy định trên bài học STEM được thực hiện qua 04 bước sau:

- Lựa chọn nội dung dạy học;

- Xác định vấn đề cần giải quyết;

- Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề;

- Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

Trung học phổ thông Tải trọn bộ các quy định về Trung học phổ thông hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có cấm mở lớp chọn bậc trung học cơ sở, tiểu học hay không? Quy định về các trường chuyên, trường năng khiếu dành cho học sinh bậc trung học phổ thông như thế nào?
Pháp luật
Công thức lượng giác đầy đủ? Bảng công thức lượng giác cơ bản và mở rộng? File công thức lượng giác thế nào?
Pháp luật
Công thức hoán vị - chỉnh hợp - tổ hợp đầy đủ? File công thức hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp? Đặc điểm môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Pháp luật
Người học có thể tham gia tuyển sinh trung học phổ thông sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được 1 năm không?
Pháp luật
Trách nhiệm của Ban Coi thi tốt nghiệp THPT là gì? Giáo viên coi thi tốt nghiệp THPT môn Văn có được cho học sinh ra về sớm không?
Pháp luật
Giáo viên tham gia làm đề thi tốt nghiệp THPT có được gọi điện thoại cho người thân trong thời gian làm đề thi không?
Pháp luật
Yêu cầu đối với đề thi tốt nghiệp THPT là gì? Đề thi tốt nghiệp THPT được bảo mật và kiểm định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của ban chấm thi tốt nghiệp THPT là gì? Quy trình chấm bài thi tự luận kỳ thi tốt nghiệp THPT bao gồm những bước nào?
Pháp luật
Thí sinh thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT có được nộp bài thi trước giờ làm bài không? Thí sinh dự thi phải tuân thủ các quy định gì?
Pháp luật
Lớp 12 có được chuyển trường hay không? Thủ tục chuyển trường cấp 3 bao gồm những bước nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung học phổ thông
8,199 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung học phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trung học phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào