Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2022 là bao nhiêu? Mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì có được giảm giá không?
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình như sau:
"1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.”
Như vậy, đối tượng tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình được quy định như trên.
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2022 là bao nhiêu? Mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì có được giảm giá không? (Hình từ internet)
Mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:
"Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác."
Mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì được có được giảm giá không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và đóng góp của các đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế”
Như vậy, theo quy định nêu trên, mức đóng bảo hiểm y tế tự nhiên theo hộ gia đình được cụ thể như sau:
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi đang đóng bảo hiểm y tế bắt buộc có được không? Mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là bao nhiêu?
Có được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2022 là bao nhiêu? Mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì có được giảm giá không?
Mức đóng chế độ bảo hiểm y tế hộ gia đình là như thế nào? Cần những điều kiện gì để tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?
Bà nội qua đời có được hoàn tiền đóng bảo hiểm y tế tự nguyện khi chưa dùng để khám chữa bệnh không?
Người lao động nước ngoài mua bảo hiểm y tế tự nguyện được không? Hồ sơ đăng ký bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?
- Tải về mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất? Hướng dẫn sử dụng mẫu này?
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?