Mức giá điện, nước đối với sinh viên thuê trọ được quy định là bao nhiêu? Chủ trọ thu tiền điện đắt hơn quy định thì báo cho ai?
Mức giá điện đối với sinh viên thuê trọ được quy định là bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BCT) có quy định như sau về mức giá điện:
Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê không phải là một hộ gia đình) mức giá điện bán lẻ điện sinh hoạt được quy định như sau:
- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm Quyết định 648/QĐ-BCT năm 2019 quy định giá điện sinh hoạt được tính lũy tiến theo bảng giá bán lẻ như sau:
Hiện nay, nhiều chủ trọ không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện và thông thường khi cho sinh viên thuê trọ thì thời hạn cho thuê nhà thường dưới 12 tháng. Nên do đó, sinh viên thuê trọ thường chỉ phải trả mức giá điện tương ứng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 là 2.014 đồng/kWh.
Mức giá điện, nước đối với sinh viên thuê trọ được quy định là bao nhiêu? Chủ trọ thu tiền điện đắt hơn quy định thì báo cho ai? (Hình từ Internet)
Giá nước sinh hoạt đối với sinh viên thuê trọ tối đa là bao nhiêu?
Hiện nay mức giá bán nước sạch tối đa và tối thiểu được quy định tại Điều 3 Thông tư 44/2021/TT-BTC như sau:
Căn cứ khung giá nước sạch quy định nêu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Như vậy, tùy địa phương mà giá bán lẻ nước sinh hoạt có sự khác nhau.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt được ấn định như sau:
Mức dưới 4 m³/người/tháng: 6.700 đồng/m³
Mức từ 4-6 m³/người/tháng: 12.900 đồng/m³
Mức trên 6 m³/người/tháng: 14.400 đồng/m³
Đối với Thành phố Hà Nội, giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt được ấn định như sau:
Định mức sử dụng nước 10m3 đầu tiền là: 5.973 đồng/m³
Định mức sử dụng nước từ 10m3 đến 20m3 là: 7.052 đồng/m³
Định mức sử dụng nước từ 20m3 đến 30m3 là: 8.669 đồng/m³
Định mức sử dụng nước trên 30m3 là: 15.929 đồng/m³
Chủ trọ thu tiền điện đắt hơn quy định thì báo cho ai?
Nếu phát hiện chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định sinh viên người thuê trọ có thể liên hệ đến đường dây nóng sau đây:
- Hà Nội: Tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI qua số điện thoại 19001288 hoặc Sở Công Thương qua số 024.22155571 và 024.22155527
- Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHCM 1900 545454
Ngoài ra, người thuê trọ có thể báo ngay với cơ quan địa phương bằng cách gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của chủ nhà đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi đang thuê trọ.
Theo đó, pháp luật quy định hành vi chủ trọ thu tiền điện đắt hơn quy định chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (sửa đổi theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
...
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.
Như vậy người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, người cho thuê thu lợi bất hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
Đồng thời, người cho thuê thu lợi bất hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?