Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công năm 2023 là bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công 2023 ra sao?
- Sản phẩm được tính làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công gồm những gì?
- Người có công khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình có được hỗ trợ thêm chi phí đi lại không?
Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công 2023 ra sao?
Căn cứ Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 75/2021/NĐ-CP về việc hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết cho người có công với cách mạng như sau:
Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết
1. Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công hiện nay được thực hiện theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP.
(Ảnh chụp 1 lần Bảng mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công)
Tải Bảng mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công Tại đây.
Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Sản phẩm được tính làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công gồm những gì?
Căn cứ nội dung Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP, sản phẩm làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công bao gồm:
- Tay giả tháo khớp vai
- Tay giả trên khuỷu
- Tay giả dưới khuỷu
- Chân tháo khớp hông
- Chân giả trên gối
- Nhóm chân giả tháo khớp gối
- Chân giả dưới gối có bao da đùi
- Chân giả dưới gối có dây đeo số 8
- Chân giả tháo khớp cổ chân
- Nhóm nẹp Ụ ngồi - Đai hông
- Nẹp đùi
- Nẹp cẳng chân
- Nhóm máng nhựa chân và tay
- Giầy chỉnh hình
- Dép chỉnh hình
- Áo chỉnh hình
- Xe lắc tay
- Xe lăn tay
- Nạng cho người bị cứng khớp gối
- Máy trợ thính
- Răng giả
- Hàm giả
- Vật phẩm phụ, áp dụng đối với:
+ Người được cấp chân giả
+ Người được cấp tay giả
+ Người được cấp nạng
+ Người được lắp mắt giả
+ Người được cấp áo chỉnh hình
- Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc
- Kính râm và gậy dò đường
- Đồ dùng phục vụ sinh hoạt
Người có công khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình có được hỗ trợ thêm chi phí đi lại không?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 75/2021/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết
1. Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mỗi niên hạn 01 lần) hoặc đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Mức hỗ trợ 5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn.
Theo đó, người có công khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình có được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho mỗi niên hạn.
Cụ thể, mức hỗ trợ là 5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình.
Trong đó, mức hỗ trợ tối đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn.
Tại khoản 1 Điều 3 Pháp lện Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định những đối tượng sau đây đươc xem là người có công với Cách mạng:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sỹ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?