Mức hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
- Nội dung hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
- Mức hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được bố trí thế nào?
Nội dung hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung hỗ trợ
1. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế theo quy định hiện hành; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.
2. Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình.
3. Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung.
4. Đối với diện tích đất được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.
5. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ đối với diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình theo quy định hiện hành. Hộ gia đình được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và các quy định có liên quan.
6. Trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ.
Theo đó, việc hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng sẽ được thực hiện dựa trên các nội dung về hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo về rừng, hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ và trợ cấp gạo theo quy định nêu trên.
Mức hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
Mức hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Mức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ các nội dung tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 9 Thông tư này thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 5, Điều 7 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (sau đây viết tắt là Nghị định số 75/2015/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
2. Mức hỗ trợ nội dung tại khoản 5 Điều 9 Thông tư này: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 09 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
3. Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được tính bằng 7% trên tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ của chủ rừng và không trùng với các chương trình, dự án khác, được bố trí trong tổng kinh phí cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3.
4. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng: 50.000 đồng/ha; kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung: 900.000 đồng/ha, được bố trí trong tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3.
Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
5. Quy trình, phương thức hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, căn cứ vào việc hỗ trợ được thực hiện theo những nội dung nào để xác định mức hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng theo quy định như trên.
Bên cạnh đó, kinh phí để lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng rừng bổ sung là 90.000 đồng/ha.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được bố trí thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình
1. Ngân sách trung ương
a) Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình;
b) Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg .
2. Ngân sách địa phương
Các địa phương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg .
Như vậy, việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?