Mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp khi tăng lương cơ sở lên thành 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 sẽ thay đổi như thế nào?
Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo như quy định trên thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp khi tăng lương cơ sở lên thành 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 sẽ thay đổi như thế nào?
Chính thức tăng lương cơ sở từ thời điểm nào?
Vào phiên họp Quốc hội ngày 11/11/2022 thuộc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã tiến hành biểu quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với gần 91% số đại biểu tán thành
Theo như nội dung biểu quyết thì Quốc hội đã đồng ý tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu trước năm 1995 tăng 12.5%. Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội gắn liền với lương cơ sở cũng sẽ tăng 20.8%.
Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.
Theo đó, lương cơ sở sẽ chính thức được tăng từ 1.490.000 đồng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.
Tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp khi tăng lương cơ sở lên thành 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023?
(1) Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Căn cư vào khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
...
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau kể từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày thành 540.000 đồng/ngày
(2) Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
Căn cứ vào Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, từ ngày 01/7/2023 thì lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ nhận được mức trợ cấp là 3.600.000 đồng, theo quy định hiện nay thì chỉ nhận được 2.980.000 đồng.
(3) Mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Căn cứ vào khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó,mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày thành 540.000 đồng/ngày.
(4) Mức trợ cấp một lần do tai nạn lao động
Căn cứ vào Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Kể từ ngày 01/7/2023 thì mức trợ cấp một lần đối với cán bộ, công chức,viên chức, người lao động được nhận do bị tai nạn lao động sẽ tăng từ 7.450.000 đồng lên thành 9.000.000 đồng nếu bị suy giảm khả năng lao động 5%, cứ suy giảm thêm 1% thì sẽ nhận thêm 900.000 đồng, tối đa là suy giảm 30%.
(5) Mức trợ cấp suy giảm khả năng lao động hằng tháng
Căn cứ vào Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% do tai nạn lao động thì mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng thành 540.000 đồng/tháng.
(6) Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
Theo Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2023 thì mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật sẽ tăng từ 372.000 đồng/ngày thành 450.000 đồng/ ngày đối với cán bộ, công chức, người lao động dưỡng sức tại gia đình, tăng từ 596.000 đồng/ngày lên thành 720.000 đồng/ngày nếu dưỡng sức tại cơ sở tập trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?