Mức lãi suất cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 2023 là bao nhiêu?
- Mức lãi suất cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 2023 là bao nhiêu?
- Thời hạn cho vay vốn đối hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được xác định như thế nào?
- Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vay vốn có phải thực hiện bảo đảm tiền vay không?
- Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn với mục đích gì?
- Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn phải đáp ứng điều kiện gì?
Mức lãi suất cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 2023 là bao nhiêu?
Tại Điều 8 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có quy định mức lãi suất cho vay như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay bằng 9%/năm.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
3. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Lãi suất cho vay đảm bảo nguyên tắc bù đắp lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý đối với Chương trình này. Trong đó, lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, mức lãi suất cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 9%/năm. Ngoài ra đối với lãi suất nợ quá hạn thì lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Mức lãi suất này áp dụng kể từ ngày 08/08/2023.
Lưu ý: Mức lãi suất cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn sẽ được điều chỉnh tùy vào từng thời kỳ.
Thời hạn cho vay vốn đối hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được xác định như thế nào?
Tại Điều 9 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg có quy định thời hạn cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn như sau:
- Thời hạn cho vay được xác định theo các loại cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Thời hạn cho vay của từng dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người vay vốn và chu kỳ sản xuất, kinh doanh của từng dự án hoặc phương án vay vốn.
- Thời hạn gia hạn nợ đối với các khoản vay vốn ngắn hạn bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh liền kề. Thời hạn gia hạn nợ đối với các khoản cho vay trung hạn và dài hạn, tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
Mức lãi suất cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 2023 là bao nhiêu?
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vay vốn có phải thực hiện bảo đảm tiền vay không?
Tại Điều 10 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có quy định về bảo đảm tiền vay như sau:
Bảo đảm tiền vay
Người vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay
Như vậy, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vay vốn không cần phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn với mục đích gì?
Tại Điều 6 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg có quy định hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn với mục đích sau:
- Mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất; cây trồng, vật nuôi; sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, kinh doanh; xây dựng và cải tạo đồng ruộng, trang trại chăn nuôi; các nhu cầu về vệ sinh môi trường; thanh toán tiền thuê nhân công và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác sản xuất, kinh doanh.
- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 4 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có quy định hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được hỗ trợ vay vốn phải đáp ứng điều kiện sau:
- Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận.
- Người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
- Người vay vốn không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Người vay vốn không có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình:
+ Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
+ Chương trình cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo quy định của pháp luật về:
Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
+ Các chương trình tín dụng cho vay khác đối với hộ gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?