Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2025 là bao nhiêu? Quy định về chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất 2025?
Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2025 là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Ngoài ra, mức lương tối thiểu vùng năm 2025 được áp dụng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng I | 4.960.000 |
Vùng II | 4.410.000 |
Vùng III | 3.860.000 |
Vùng IV | 3.450.000 |
Đồng nghĩa với việc, mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 như sau:
- Vùng I: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 4.960.000 đồng.
- Vùng II: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 4.410.000 đồng.
- Vùng III: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 3.860.000 đồng.
- Vùng IV: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 3.450.000 đồng.
Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: - Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau: + Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng; + Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. - Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. |
Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quy định về chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất 2025
*Trước 1/7/2025
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
*Từ 1/7/2025
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
- Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
+ Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
+ Hỗ trợ chi phí mai táng;
+ Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất;
+ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Trợ cấp thai sản;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất;
+ Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ quyền hạn Tòa án nhân dân khi thực hiện quyền tư pháp? Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan thế nào?
- Khi nào được phục hồi điểm giấy phép lái xe? Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng có được giữ nguyên số điểm?
- Thông tư 06/2025/TT-BTC sửa đổi thông tư quy định về phí, lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như thế nào?
- Lời chúc Valentine 14 2 cho crush chân thành, cảm động? Tặng nhà cho crush dịp Valentine 14 2 đòi lại được không?
- Nhận xét của chi ủy chi bộ nơi sinh hoạt đối với đảng viên Mẫu số 3 theo Hướng dẫn 04? Tải về Mẫu Nhận xét của chi ủy chi bộ nơi sinh hoạt?