Mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2023? Từ ngày 1/7/2023 có tăng lương tối thiểu vùng hay không?
Mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2023? Từ ngày 1/7/2023 có tăng lương tối thiểu vùng hay không?
Theo đó, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định mới về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Do đó, từ ngày 01/7/2023 mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Trong đó:
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội (Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản lương bổ sung theo quy định).
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; Đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; Đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Tại Công văn 470/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2023 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở để tổ chức nắm tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, trong đó:
- Đối với lương tối thiểu theo tháng, đề nghị rà soát, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu, trong đó có việc triển khai quy định tiếp tục thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP (nhất là thỏa thuận về trả lương cho người lao động làm công việc đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu); đánh giá khó khăn, vướng mắc khi thực hiện mức lương tối thiểu và trả lương cho người lao động.
- Đối với lương tối thiểu giờ, đề nghị đánh giá rõ việc triển khai, áp dụng của các doanh nghiệp sau khi Chính phủ lần đầu ban hành mức lương tối thiểu theo giờ; khảo sát, thống kê các nhóm vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực/ngành nghề thực hiện trả lương theo giờ, mức lương giờ phổ biến của các công việc trên; đánh giá thuận lợi, khó khăn và tác động của doanh nghiệp, người lao động sau khi Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu theo giờ.
Ngoài ra, đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.
Như vậy, có thể lương tối thiểu vùng sẽ được tăng từ năm 2024.
Mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2023 (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng đối với người có bằng cao đẳng, đại học là bao nhiêu?
Hiện hành, Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã không còn quy định về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, tại Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn:
Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng là ai?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng là:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?