Mức phạt đối với lỗi xe đạp, xe đạp điện đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm lên đến 400.000 đồng?

Chào anh/chị, ngày hôm trước tôi có tham gia đạp xe đạp thể dục vào buổi sáng, vô tình tôi không để ý đã đi vào đường có biển báo cấm và bị công an chặn xe và phạt tôi 300.000 đồng. Vậy cho tôi hỏi đi xe đạp vào đường có biển báo cấm xe đạp có bị phạt tiền hay không? Cảm ơn!

Phân loại biển báo hiệu đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về phân loại biển báo hiệu như sau:

Điều 15. Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
15.2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
15.3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
15.4. Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
15.5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại khoản 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 Điều này hoặc được sử dụng độc lập.”

Như vậy, nhóm biển báo cấm là nhóm biển báo biểu thị điều cấm mà người tham gia không được vi phạm.

Hiệu lực của biển báo hiệu?

Căn cứ theo Điều 19 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về hiệu lực của biển báo hiệu như sau:

Điều 19. Hiệu lực của biển báo
19.1. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
19.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
19.3. Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.”

Theo đó, biển báo cấm sẽ có hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

Đi xe đạp, xe đạp điện vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm xe đạp, xe đạp điện có bị phạt tiền hay không?

Mức phạt đối với lỗi xe đạp, xe đạp điện đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm lên đến 400.000 đồng?

Xử phạt hành vi điều khiển xe vào khu vực cấm, đường cấm xe?

Các phương tiện giao thông khi đi vào khu vực cấm, làn đường có biển báo cấm xe sẽ bị xử phạt như sau:

- Căn cứ theo quy định điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó:

Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm xe ô tô trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

- Căn cứ theo quy định điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó:

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi vào khu vực cấm hoặc đường có biển báo cấm xe máy. Trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

- Căn cứ theo quy định điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó:

Phạt tiền 400.000 đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy, xe chuyên dùng Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

- Căn cứ theo quy định điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo đó:

Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với người điển khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn đã lái xe đạp vào đường có biển báo cấm xe đạp thì bạn đã vi phạm quy định của pháp luật và bị xử phạt 300.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.

Biển báo hiệu
Biển báo cấm Tải trọn bộ các văn bản về Biển báo cấm hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ô tô đậu xe tại nơi có biển báo cấm bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mức phạt đối với lỗi xe đạp, xe đạp điện đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm lên đến 400.000 đồng?
Pháp luật
Hình ảnh nhận biết và ý nghĩa biển báo cấm xe ô tô tải như thế nào? Hành vi đi vào đường có biển cấm xe ô tô tải thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm như thế nào? Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển ra sao?
Pháp luật
Tác dụng của biển báo cấm có mã P và DP là gì? Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm có mã P và DP thế nào?
Pháp luật
Biển báo cấm xe tải và ý nghĩa của từng biển báo? Vi phạm biển báo cấm xe tải bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đơn vị thi công công trình giao thông đường bộ có bắt buộc phải bố trí biển báo hiệu cọc tiêu rào chắn và đèn cảnh báo hay không?
Pháp luật
Cọc tiêu bên đường có tác dụng gì trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ? Trường hợp nào thì cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển báo hiệu
2,607 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển báo hiệu Biển báo cấm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biển báo hiệu Xem toàn bộ văn bản về Biển báo cấm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào